NHĨM CHÍNH SÁCH TRƯỚC MẮT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp ngân sách đến nổ lực thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

3.1.1 Tạo khn khổ pháp lý để địa phương có nguồn thu riêng bền vững về

thuế nhà đất

Chính phủ cần sớm đề nghị Quốc hội ban hành Luật thuế nhà đất thay cho Pháp lệnh thuế nhà đất hiện nay để có đủ cơ sở pháp lý cho cấp địa phương khai thác nguồn thu từ thế nhà, tạo nguồn thu riêng bền vững, thay cho việc quá lạm dụng vào nguồn thu từ cho thuê đất và giao quyền sử dụng đất. Thuế nhà đất là loại thuế trực thu đánh vào những tài sản cụ thể là nhà và đất, có quai thuế chắc đang

được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nguồn thu lâu nay của địa phương chưa có thuế đối với nhà, loại thuế sát với khả năng đóng góp thực tế của người sở hữu tài sản nhờ thừa hưởng lợi ích từ các dịch vụ cơng cộng do chính

quyền địa phương cung cấp.

Trong điều kiện việc quản lý nhà đất ở các địa phương còn lỏng lẻo, chưa ngăn chặn được nạn đầu cơ, để thực hiện Luật thuế nhà đất có hiệu quả, điều tiết

hợp lý nguồn thu vào ngân sách nhà nước và bảo đảm công bằng cho người nghèo, Chính phủ cần quy định cụ thể về việc xác định giá trị tài sản nhà đất tại địa

phương, mức giá áp thuế, đối tượng chịu thuế, thuế suất và nâng cao năng lực hệ

thống kiểm kê, kiểm soát tài sản nhà đất ở các địa phương.

3.1.2 Giao cho địa phương thẩm quyền quyết định thuế suất biên đối với một

số khoản thu phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn

Chính phủ nên phân cấp cho địa phương thẩm quyền quy định mức thu phí, lệ phí đối với một số hoạt động dịch vụ thuộc địa phương quản lý để có nguồn thu tài trợ chi tiêu cải thiện chất lượng các dịch vụ công. Lâu nay, Bộ Tài chính quy

định mức thu thống nhất các loại phí như học phí, viện phí trong các đơn vị sự

thực tế quy định này đang bộc lộ nhiều bất cập khi áp dụng chế độ tự chủ tài chính

trong các đơn vị sự nghiệp cơng. Nhiều đơn vị sự nghiệp công do giá dịch vụ thấp,

thu không bảo đảm chi, tăng thêm gánh nặng cân đối ngân sách nhà nước, chất

lượng dịch vụ ở các tỉnh nghèo ngày càng giảm sút. Kết quả là hiệu ứng Tiebout,

nhu cầu dịch vụ ở các thành phố lớn ngày càng quá tải trong khi các tỉnh khai thác kém hiệu quả nguồn lực đã đầu tư.

Chính phủ nên quy định khung giá dịch vụ để các địa phương áp dụng. Cạnh tranh giữa các tỉnh để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh là cần thiết. Song khi quy định giá dịch vụ của tỉnh này ảnh hưởng đến tỉnh khác dù là tích cực hay tiêu cực thì khung giá dịch vụ sẽ giúp điều chỉnh các hoạt động có hiệu quả hơn.

3.1.3 Quy định chuẩn hóa cơng tác dự báo và xây dựng dự toán ngân sách

theo chuẩn mực chung

Bộ Tài chính nên hướng dẫn thống nhất các địa phương kỹ thuật dự báo thu,

chi, quy định phân loại thu chi ngân sách theo chuẩn mực quốc tế để góp phần nâng

cao tính minh bạch của hệ thống, tiến tới các dự báo thu, chi ngân sách địa phương trong trung hạn và dài hạn, ổn định cân đối ngân sách địa phương.

3.1.4 Phân định rõ ngân sách đô thị với nông thôn, địa phương và bộ ngành,

ổn định chu kỳ ngân sách

Chính sách phân cấp ngân sách nên phân biệt giữa ngân sách thành phố lớn với ngân sách các tỉnh, nâng dần trách nhiệm của chính quyền các tỉnh trong việc nổ lực tiến tới cân bằng ngân sách.

Các thành phố lớn có lợi thế về khả năng thu thuế như nhau thì tỷ lệ chia sẻ nguồn thu cũng phải xấp xỉ nhau. Tỷ lệ thưởng đối với số thu vượt dự toán cũng cần bình đẳng giữa các thành phố.

Chu kỳ ngân sách nên kéo dài hơn ba năm để các địa phương chủ động các chính sách ổn định nguồn thu. Phần ngân sách trung ương cân đối cho ngân sách địa

phương không nên cấp đủ 100% phần thiếu hụt vì như vậy sẽ làm giảm động cơ nổ

lực khai thác nguồn thu của chính quyền địa phương.

Sự tham gia của ngân sách các bộ ngành trung ương vào các nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương cũng cần rà soát lại, tránh trùng lắp nhiệm vụ chi. Chi ngân sách bộ, ngành cho địa phương nên chú trọng vào đầu tư chiến lược phát triển vùng, liên kết vùng hơn là đầu tư cho một địa phương cụ thể.

3.1.5 Minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình ngân sách của chính quyền địa phương trước dân chúng

Các quy định về cơ chế dân chủ ở cơ sở cần tiếp tục loại bỏ tính hình thức để

sớm có cơ chế chính thức tham vấn ý kiến công chúng về kế hoạch ngân sách, tăng

cường sự tham gia của cơng chúng vào q trình ngân sách. Tuân thủ cơ chế này

cũng nâng cao tính minh bạch của việc thu chi ngân sách và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp ngân sách đến nổ lực thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)