2.2. DIỄN BIẾN ĐỘNG CƠ THU NGÂN SÁCH CỦA NHÓM TỈNH THU NHẬP
2.2.1.2 Chi ngân sách tăng chậm
Chi ngân sách địa phương/GDP ở cả ba nhóm tỉnh đến năm 2007 tăng hơn năm 2002 nhưng xu hướng thay đổi khác nhau giữa các nhóm. Trong khi chi ngân sách địa phương/GDP của nhóm tỉnh thu nhập thấp duy trì tăng liên tục từ 17,9%
năm 2002 lên 26% năm 2007, thì nhóm tỉnh thu nhập trung bình tăng từ 14,2% năm 2002 lên mức cao nhất 18,8% năm 2004 và sau đó giảm dần đều xuống mức
17,56% năm 2007. Nhóm tỉnh thu nhập cao tăng từ 7,8% năm 2002 lên 10,2% năm
2005 và giảm đều xuống mức 9% năm 2007.
0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước Nhóm tỉnh thu nhập cao Nhóm tỉnh thu nhập trung bình nhóm tỉnh có thu nhập thấp
Hình 2.4: Tốc độ tăng chi NS/GDP (chưa tính các khoản chuyển giao có mục tiêu)
Rõ ràng Luật Ngân sách 2002 đã có tác động đến động cơ chi tiêu khi tỉnh
được giao tự cân đối ngân sách. Xu hướng chung là chi tiêu thận trọng hơn theo
năng lực ngân sách. Một số quy định của Luật như: các địa phương khơng cịn được
nhận nguồn uỷ thác chi tiêu có cấp vốn từ cấp chính quyền cao hơn; địa phương
được phép huy động vốn trong nước và ứng trước nguồn thu để đáp ứng chi nhưng
phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn; chính quyền phải có trách nhiệm giải trình nguồn thu, nội dung chi, định mức chi trước hội đồng nhân dân cộng với tình trạng khơng chắc chắn trong việc mở rộng cơ sở thuế là những ràng buộc mà chính quyền các tỉnh phải cân nhắc trong các khoản mục chi tiêu ngân sách.
Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng chi tiêu ngân sách của các tỉnh này có thể cao hơn do chưa hạch tốn những khoản chi ngồi ngân sách vào các báo cáo hằng năm.