Thị trường TPDN Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 32)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4. Một số thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh

1.4.1.4. Thị trường TPDN Châu Âu

Trong năm 2006, thị trường trái phiếu Châu Âu đã tăng trưởng ngoạn mục, cụ thể là ở cấp độ xếp hạng tín dụng thấp. Doanh số phát hành TPDN EU tăng từ

550 tỷ euro tới 610 tỷ euro trong năm 2002, và đã tăng đến khoảng 870 tỷ euro

trong năm 2004 và thậm chí 920 tỷ euro trong năm 2005. Kết quả là thị trường TPDN có quy mơ gấp 2 lần thị trường TPDN Mỹ.

Sự phát triển này được tạo thành bao gồm một số yếu tố như sau: (1) Chi phí

giao dịch trên thị trường TPDN thấp hơn do việc ra mắt đồng euro vào đầu năm

1999. (2) Các ngân hàng thắt chặt các chính sách cho vay nhằm bảo vệ khỏi các vụ vỡ nợ của công ty. Các ngân hàng trở nên khá do dự trong việc cung cấp các khoản

tín dụng cơng ty hay trái phiếu ưu đãi. (3) Các sản phẩm tín dụng phái sinh tăng

trưởng mạnh. (4)Áp dụng giao dịch điện tử. Các yếu tố (1), (2) và (3) đã góp phần

tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa rủi ro và tạo cơ hội cho đầu tư phòng tránh rủi

ro (hedging).

Thị trường Châu Âu đã đạt được sự minh bạch trước giao dịch tương đối cao so với thị trường Mỹ. Tuy nhiên minh bạch sau giao dịch vẫn không đầy đủ. Có chi phí phát sinh khi tiếp cận thông tin về thị trường.

Các nhà đầu tư TPDN Châu Âu đa số là ngân hàng và quản lý quỹ định chế. Các nhà đầu tư định chế như quỹ hưu trí và bảo hiểm thì đầu tư ít hơn nhiều. Người

tham gia nhỏ lẻ (khách hàng cá nhân) thì rất nhỏ. Đầu tư nhỏ lẻ thường chủ yếu

Nhìn chung thị trường chủ yếu dành cho các định chế tài chính và giao dịch

được tiến hành bởi các định chế được thành lập ở Luân Đôn. Nhiều người giao dịch

và các công ty quản lý quỹ không quan tâm việc mở rộng thị trường cho các nhà

đầu tư nhỏ lẻ và góp phần nâng cao tính minh bạch. Chi phí cung cấp dữ liệu thị

trường trái phiếu là rào cản. Cùng một lúc tham gia trực tiếp vào đợt phát hành và giao dịch trái phiếu có thể bất lợi cho công việc kinh doanh của các công ty quản lý quỹ. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu chuyên môn và kiến thức để phân biệt các cơ hội là lý do khiến họ không thể vào thị trường này.

Như vậy, vẫn còn nhiều cơ hội cho việc phát triển hơn nữa thị trường TPDN Châu Âu. Thị trường các sản phẩm phái sinh còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm vận hành dưới áp lực, do đó quy mơ giao dịch và tính minh bạch của thị trường này vẫn

có thể được cải thiện. Hơn nữa những nhà đầu tư có thể học hỏi cách tận dụng

những lợi thế có thể đạt được từ thị trường sản phẩm phái sinh. Nhưng các sàn giao

dịch chỉ quan tâm đến các sản phẩm đã trở thàng hàng hóa (commoditized

products), cịn một khối lượng lớn các trái phiếu và sản phẩm phái sinh tiếp tục

được giao dịch bên ngồi lộ trình giao dịch điện tử. Tính minh bạch trước và sau

giao dịch luôn là quan tâm của các nhà đầu tư định chế và nhỏ lẻ. Điều này sẽ giúp gia tăng tính thanh khoản của thị trường thứ cấp.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để phát triển thị trường TPDN, các nước đều thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ cả trên thị trường phát hành và thị trường thứ cấp do mối quan hệ hữu cơ

khá chặt chẽ của thị trường phát hành TPDN đến thị trường thứ cấp.

Phát triển thị trường TPCP là nền tảng để phát triển thị trường TPDN. Đây là quy luật phát triển chung cho thị trường TPDN ở các nước.

Cơ sở hạ tầng cho thị trường giao dịch TPDN như hệ thống thanh toán, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giao dịch phục vụ cho việc giao dịch TPDN đều

được hiện đại hố với mục tiêu chi phí giao dịch (bao gồm chi phí tiền và thời gian

thực hiện giao dịch) là ít nhất có thể. Cùng với phát triển cơ sở hạ tầng, cần phải mở rộng mạng lưới nhà đầu tư (investor base). Cần phải gia tăng số lượng và quy mơ

của các định chế tài chính có khả năng đầu tư vào TPDN, củng cố quản lý quỹ và

mở rộng nguồn vốn huy động.Vì các nhà đầu tư định chế sẽ hoạt động với tư cách là các nhà đầu tư chiến lược giúp thúc đẩy cạnh tranh và dẫn dắt cải cách tài chính. Chính sách thuế phải tạo động lực khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân tham gia.

Để giảm chi phí giao dịch thì cần phải chuẩn hóa các loại TPDN về mệnh

giá, kỳ hạn và phát hành theo một lịch trình định trước trên cơ sở đấu giá công khai thông qua hệ thống giao dịch điện tử.

Thành lập các cơ quan phát triển thị trường chuyên trách để phát triển thị trường TPDN cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Phát triển hệ thống ngân hàng song song với phát triển thị trường TPDN nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho thị trường TPDN phát triển.

Để tăng tính thanh khoản cho thị trường TPDN, cần phải xây dựng và tăng

cường tính minh bạch cho thị trường, phát triển thị trường sản phẩm phái sinh như

Repo, CDS. Song song với việc thực hiện minh bạch hóa thị trường, cần phải ổn

định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường

TPDN.

Các doanh nghiệp phát hành phải chú trọng tạo dụng danh tiếng tốt cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm gia tăng thứ hạng tín dụng và tạo uy tín trên thị trường. Điều này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp khi muốn huy

động vốn thành công thông qua phát hành TPDN.

Cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu với từng trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Phát triển thị trường giao dịch TPDN cần phải đảm bảo các nguyên tắc như

phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khốn/thị trường tài chính; tạo

thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường; đảm bảo tính

minh bạch cao: cung cấp thông tin cần thiết đến từng đối tượng tham gia thị trường (nhà quản lý, người môi giới/tạo lập thị trường, người đầu tư); tăng cường năng lực

giám sát và quản lý thị trường cho cơ quan quản lý; và hướng tới các chuẩn mực trong giao dịch trên thị trường cơng cụ có thu nhập cố định ở khu vực và quốc tế.

™ Kết luận chương I

Thị trường trái phiếu công ty là một bộ phận của thị trường vốn, một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thị trường trái phiếu công ty là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi trái phiếu công ty, nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng tham gia trên thị trường. Để nền kinh tế phát triển đồng bộ và bền vững, khơng thể thiếu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là kênh quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển của mình.

Nhận thức được vai trị và vị trí quan trọng của thị trường TPDN đối với nền

kinh tế, các nước đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hoạt động của thị trường

TPDN nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà thị trường này mang lại cho nền kinh tế. Việt Nam có thể nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới nhằm rút ngắn thời gian và hạn chế những sai sót khi xây dựng thị trường TPDN trong nước.

CHƯƠNG 2:

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Việt Nam chính thức khởi xướng cơng cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm

1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện

mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh

được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế cơng nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.

Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Đồng thời cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh

của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2008 với nhiều yếu tố không thuận lợi do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Hiện nay lạm phát chính là vấn

đề nổi cộm nhất đối với kinh tế Việt Nam. Dự báo, lạm phát trong năm 2008 sẽ tiếp

chậm lại, lạm phát cao, nhập siêu lớn, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp...), thì

đầu tư nước ngồi (FDI) lại là điểm sáng nhất, khơng chỉ trong 5 tháng đầu năm mà

còn là điểm sáng nhất từ trước tới nay.

Nhìn về tổng thể thị trường, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn cịn rất vững chắc, do đó Việt Nam vẫn có khả năng duy trì tốc độ phát triển bền vững. “Trong trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự cân bằng giữa lạm

phát và tăng trưởng. Chính sách tiền tệ dự kiến sẽ ổn định vào đầu năm 2009 và

việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì tăng trưởng GDP trong các năm sau; cụ thể, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại 7,5% - 8% vào 2009 – 2010.

2.1.2. Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

Thị trường chứng khốn và thị trường tín dụng ngân hàng giữ một vai trị đặc biệt trong TTTC là việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được TTTC phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .

2.1.2.1. Thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 nhưng

phải đến ngày 01/01/2007, Luật Chứng khoán mới được ban hành và có hiệu lực

giúp tạo hành lang pháp lý quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.

Tính đến hết năm 2007 xét về tổng thể, thị trường phát triển tốt trên tất cả

mọi mặt. Cụ thể tính đến hết ngày 28/12/2007, thị trường có thêm 32 loại cổ phiếu

và 1 chứng chỉ quỹ được niêm yết mới (Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife -

MAFPF1), nâng tổng số cổ phiếu trên sàn HOSE là 138 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ; và thêm 17 loại trái phiếu (trong đó có 12 trái phiếu chính quyền địa phương và 5 TPDN) trong năm 2007. Riêng về số lượng cổ phiếu đã tăng trưởng gần 30%

so với năm 2006. Nếu như vào thời điểm cuối 2006, thị trường chứng khốn Việt

Hình 1: VNINDEX 6 tháng đầu năm 2008

Nguồn: www.kls.vn

khoán Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Dựa trên những kết quả mà thị trường chứng khoán đạt được trong năm 2007, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định

lượng về phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010, hướng đến năm 2020

trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50%

GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP. Bên cạnh sự tăng mạnh về quy mơ, thị trường chứng khốn năm 2007 đã thực sự xác lập được vị thế là một kênh dẫn vốn

trong nền kinh tế khi số vốn mà các doanh nghiệp niêm yết huy động được trong

năm này đạt trên 90.000 tỷ đồng. Nếu như trong phiên

giao dịch đầu tiên của năm

2007, chỉ số VN- Index dừng

ở mức 741,27 điểm, thì đến

ngày 28/12/2007 (phiên giao

dịch cuối cùng của năm) đạt

mức 927,02 điểm, tăng hơn 25% sau một năm. Con số phần trăm tăng thêm này cho thấy thị trường cổ phiếu

khơng cịn nóng sốt như năm trước nhưng vẫn chứng minh được sự tăng trưởng ổn

định của thị trường. Tuy nhiên, bước vào năm 2008, với sự tác động hồn tồn

mang tính tâm lý có thể coi là rất lớn bởi vì việc nhận định lạm phát năm nay cao sẽ khiến lạm phát càng căng thẳng hơn; và sự thiếu lạc quan tin tưởng vào nền kinh tế

đã khiến cho nền kinh tế bất ổn hơn. Tâm lý của giới đầu tư vì thế đã trở nên xấu

hơn bao giờ hết. Làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp tục diễn ra, làm cho TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. VNIndex giảm từ 921,07 điểm (02/01/2008) xuống còn 399,40 điểm

(30/06/2008), mất 521,67 điểm tương đương giảm 56,64%. VNIndex xuống sâu

trong việc thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn thị trường. Hàng loạt các biện pháp

đã được Chính phủ đưa ra để ngăn đà sụt giảm của VNIndex và Hastc-Index. Đáng

chú ý trong số những giải pháp đó là việc Chính phủ chỉ đạo SCIC mua vào cổ

phiếu, kêu gọi các công ty niêm yết mua vào cổ phiếu, kêu gọi NHTM ngừng giải chấp… và thực hiện việc điều chỉnh biên độ dao động giá áp dụng trên TTCK.

Hiện tại TTCK vẫn cịn ít các định chế tài chính quan trọng như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ và chưa có các cơng ty định mức tín nhiệm có uy tín lớn. Các nhà bảo lãnh phát hành chủ yếu là các NHTM Nhà nước. Các công ty chứng

khốn chưa đóng vai trị nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường, mới chỉ

thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư cá nhân nhìn chung chưa có tính chun nghiệp; hành vi đầu tư thường mang tính ngắn hạn,

“bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường,

nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường chưa cao.

Lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn

làm cơ sở cho việc phát hành TPDN và các hoạt động đầu tư trên thị trường tài

chính. Cách thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc gia trên thị trường quốc tế dường như vẫn thiếu tầm nhìn, chưa thật rõ ràng về mục tiêu dài hạn (huy

động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng hay “bảo lãnh” cho một số ngành hàng/dự

án “chiến lược” được ưu tiên). Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 32)