Giải pháp về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 79 - 83)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường sơ cấp

3.2.2.5. Giải pháp về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

™ Quản lý các đợt phát hành

Tăng cường quản lý các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp kể cả phát hành qua sàn HaSTC hay OTC. Nên công bố lịch phát hành TPDN hàng năm nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lên kế hoạch trước tăng cường tính khả thi và minh

bạch. Lịch phát hành TPDN dự kiến phải được công bố trên website TPDN vào

cuối năm để chuẩn bị phát hành vào năm tiếp theo. Lịch phát hành cần chi tiết ngày

dự kiến phát hành, kỳ hạn, doanh số dự kiến, đợt phát hành thứ mấy … Sau khi

doanh nghiệp kết thúc đợt phát hành, cơ quan quản lý cũng phải công bố kết quả trên website đồng thời theo dõi tình hình trả nợ lúc đáo hạn.

™ Cơ chế phát hành

Nhằm nâng cao tính linh hoạt của cơ chế phát hành, tạo sự thuận lợi cho tổ chức phát hành TPDN và nhà đầu tư, cơ chế cung ứng trái phiếu liên tục dạng MTN cần sớm được vận dụng cho thị trường TPDN Việt Nam.

Thực chất trái phiếu MTN (Medium-Term Notes - MTN) là công cụ nợ của doanh nghiệp có đặc điểm là trái phiếu được cung ứng liên tục cho khách hàng đầu tư thông qua đại lý của tổ chức phát hành. Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều loại kỳ hạn khác nhau: 9 tháng đến 12 tháng, 12 tháng đến 18 tháng, hơn 18 tháng đến 2 năm, và tương tự lên đến 30 năm. Trái phiếu MTN được đăng ký với cơ quan chức năng sẽ cho phép doanh nghiệp tối đa hóa sự chủ động trong việc phát hành chứng khoán theo phương thức liên tục.

Để vận dụng cơ chế phát hành trái phiếu liên tục này, luật chứng khoán cần

bổ sung điều khoản quy định về việc đăng ký phát hành chứng khoán treo, cho phép doanh nghiệp bán một loại chứng khốn nhất định nào đó một hoặc nhiều lần trong vòng 02 năm kế tiếp. Điều khoản này giúp các nhà phát hành tận dụng được cơ hội trong thị trường tài chính năng động hiện nay.

Một doanh nghiệp được huy động vốn theo dạng này sau khi UBCK chấp

thuận cho DN phát hành chứng khốn treo. DN sẽ thiết lập chương trình phát hành

và bắt đầu phát hành với khối lượng lớn hay nhỏ, liên tục hay định kỳ với lãi suất

được thay đổi tùy theo điều kiện thị trường. Các đại lý sẽ công bố thông tin về lãi

suất huy động cho khác hàng đầu tư. Danh sách các ngân hàng hay cơng ty chứng

khốn mà DN đã chọn làm đại lý phát hành sẽ được liệt kê trong bộ hồ sơ trình

UBCK. Thường DN nên có từ 2 đến 4 đại lý vì nó tạo sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hay công ty chứng khốn, giúp làm giảm chi phí phát hành. Khi nhà đầu tư có nhu cầu, đại lý sẽ liên hệ với tổ chức phát hành để lấy thông tin về các điều khoản

giao dịch. Với danh sách kỳ hạn hiện có, nhà đầu tư được quyền lựa chọn một kỳ

hạn phù hợp theo hợp đồng với tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành sẽ hạ lãi suất cơng bố khi nó huy động được khoản vốn mong muốn.

™ Về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Để nâng cao năng lực huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, các

doanh nghiệp cần thiết lập những chuẩn mực trong hệ thống kế toán và các hồ sơ về hoạt động kinh doanh cần được lưu giữ đầy đủ. Sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản trị điều hành cần được cải thiện hơn nữa. Thực tế chứng

minh, những doanh nghiệp nào càng minh bạch thì họ sẽ hoạt động tốt hơn. Thời

gian thực hiện việc cải thiện và mức độ cải thiện tính minh bạch như thế nào xuất

phát từ chính nhu cầu và yêu cầu của các nhà đầu tư và các cổ đơng. Và doanh

nghiệp cũng phải chuẩn bị để có được các mức xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Khâu xếp hạng tín nhiệm này rất quan trọng và là sẽ chiến lược rất khôn

ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu đã có mức xếp hạng tín nhiệm thì

doanh nghiệp sẽ nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư hơn bởi các nhà đầu tư có thơng tin và lịng tin về này thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín. Khi đã có nhiều nhà đầu tư hơn thì sự cạnh tranh mua sẽ làm lãi suất phát hành trái phiếu của DN được giảm đi.

Nhằm đảm bảo thành công trong việc phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần

phải đảm bảo được 3 khâu quan trọng, đó là: doanh nghiệp xây dựng được chiến

lược phát triển dài hạn, trong đó có việc huy động vốn; có phương thức quản lý ngân quỹ hiệu quả; công bố thông tin và tiến hành các thủ tục phát hành TPDN. Trước hết, về việc huy động vốn, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu huy động vốn là để đầu tư, để trả nợ hay để sản xuất kinh doanh. Nhưng dù với mục đích nào thì doanh nghiệp cũng cần phải gắn với việc huy động với việc sử dụng vốn. Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư; cơ cấu lại các khoản vay trung và dài hạn và tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp

(đối với trái phiếu chuyển đổi). Doanh nghiệp phải sử dụng tiền thu từ phát hành

trái phiếu theo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tư và thanh toán đầy đủ,

đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đáo hạn. Hơn nữa, doanh nghiệp phải nâng cao năng

lực cạnh tranh cụ thể như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động từ trái phiếu nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tạo uy tín trên thị trường đảm bảo cơ hội thành công cho các đợt phá hành tiếp theo.

Các doanh nghiệp phát hành cần chú trọng đến vấn đề quản lý tốt ngân quỹ.

Làm thế nào để doanh nghiệp vừa thu hút được lượng vốn lớn, vừa trả được các

Công bố thông tin và các thủ tục phát hành trái phiếu, đây là mảng đặc biệt quan trong mà bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn phát hành trái phiếu cũng cần chú ý. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cần phải được công bố rộng rãi, minh bạch tạo sự tin cậy và bảo đảm lòng tin cho các nhà đầu tư. Thông tin về các đợt phát hành phải được công bố rõ ràng, minh bạch tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Về quy trình phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn của

các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước, nhưng điều mấu chốt là doanh

nghiệp vẫn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng và phải hết sức chú ý gắn việc phát hành trái phiếu với việc huy động vốn.

™ Về phía đơn vị bảo lãnh phát hành

Hiện nay để bảo lãnh phát hành trái phiếu, đơn vị bảo lãnh phải được Bộ Tài Chính cơng nhận thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và có vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam. Danh sách thành viên bảo lãnh phát hành, đại lý phát

hành trái phiếu mới nhất được Bộ Tài chính cơng bố vào ngày 10 tháng 01 năm

2008 theo Quyết định số 62/QĐ-BTC. Gần đây 02 chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Standard Chartered - chi nhánh Hà Nội và Far East National Bank - chi nhánh

Tp.HCM được bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với các loại trái phiếu, ngoại trừ

bảo lãnh phát hành trái phiếu chuyển đổi. Vì việc huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu còn khá mới mẻ nên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp muốn phát hành

trái phiếu là làm sao chọn được nhà tư vấn và bảo lãnh phát hành có uy tín, kinh

nghiệm. Do đó để thuận lợi cho doanh nghiệp phát hành, các đơn vị bảo lãnh phát

hành phải bảo đảm tính chun mơn nghiệp vụ cao, có uy tín. Để làm được điều

này, các đơn vị bảo lãnh phát hành cần nâng cao năng lực tài chính, kết hợp với đa

dạng hóa phương pháp bảo lãnh phát hành nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp phát

hành.

Các cơ quan chức năng cần tạo thêm điều kiện thuận lợi để các đơn vị bảo

lãnh phát huy được vai trò và nâng cao năng lực là tổ chức trung gian trên thị trường TPDN. Bên cạnh đó cũng cần phát huy vai trị của các tổ chức bảo lãnh

thanh toán trái phiếu nhằm tăng cường tính thanh khoản cho thị trường trên cơ sở tạo thuận lợi cho các tổ chức đầu tư, tổ chức môi giới tham gia vào thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 79 - 83)