2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 37 - 41)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. 2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam

Thị trường chứng khốn và thị trường tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt trong TTTC là việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được TTTC phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .

2.1.2.1. Thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 nhưng

phải đến ngày 01/01/2007, Luật Chứng khoán mới được ban hành và có hiệu lực

giúp tạo hành lang pháp lý quan trọng cho thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển.

Tính đến hết năm 2007 xét về tổng thể, thị trường phát triển tốt trên tất cả

mọi mặt. Cụ thể tính đến hết ngày 28/12/2007, thị trường có thêm 32 loại cổ phiếu

và 1 chứng chỉ quỹ được niêm yết mới (Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife -

MAFPF1), nâng tổng số cổ phiếu trên sàn HOSE là 138 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ; và thêm 17 loại trái phiếu (trong đó có 12 trái phiếu chính quyền địa phương và 5 TPDN) trong năm 2007. Riêng về số lượng cổ phiếu đã tăng trưởng gần 30%

so với năm 2006. Nếu như vào thời điểm cuối 2006, thị trường chứng khốn Việt

Hình 1: VNINDEX 6 tháng đầu năm 2008

Nguồn: www.kls.vn

khoán Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Dựa trên những kết quả mà thị trường chứng khoán đạt được trong năm 2007, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định

lượng về phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010, hướng đến năm 2020

trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50%

GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP. Bên cạnh sự tăng mạnh về quy mô, thị trường chứng khoán năm 2007 đã thực sự xác lập được vị thế là một kênh dẫn vốn

trong nền kinh tế khi số vốn mà các doanh nghiệp niêm yết huy động được trong

năm này đạt trên 90.000 tỷ đồng. Nếu như trong phiên

giao dịch đầu tiên của năm

2007, chỉ số VN- Index dừng

ở mức 741,27 điểm, thì đến

ngày 28/12/2007 (phiên giao

dịch cuối cùng của năm) đạt

mức 927,02 điểm, tăng hơn 25% sau một năm. Con số phần trăm tăng thêm này cho thấy thị trường cổ phiếu

khơng cịn nóng sốt như năm trước nhưng vẫn chứng minh được sự tăng trưởng ổn

định của thị trường. Tuy nhiên, bước vào năm 2008, với sự tác động hoàn toàn

mang tính tâm lý có thể coi là rất lớn bởi vì việc nhận định lạm phát năm nay cao sẽ khiến lạm phát càng căng thẳng hơn; và sự thiếu lạc quan tin tưởng vào nền kinh tế

đã khiến cho nền kinh tế bất ổn hơn. Tâm lý của giới đầu tư vì thế đã trở nên xấu

hơn bao giờ hết. Làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp tục diễn ra, làm cho TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. VNIndex giảm từ 921,07 điểm (02/01/2008) xuống còn 399,40 điểm

(30/06/2008), mất 521,67 điểm tương đương giảm 56,64%. VNIndex xuống sâu

trong việc thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn thị trường. Hàng loạt các biện pháp

đã được Chính phủ đưa ra để ngăn đà sụt giảm của VNIndex và Hastc-Index. Đáng

chú ý trong số những giải pháp đó là việc Chính phủ chỉ đạo SCIC mua vào cổ

phiếu, kêu gọi các công ty niêm yết mua vào cổ phiếu, kêu gọi NHTM ngừng giải chấp… và thực hiện việc điều chỉnh biên độ dao động giá áp dụng trên TTCK.

Hiện tại TTCK vẫn cịn ít các định chế tài chính quan trọng như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ và chưa có các cơng ty định mức tín nhiệm có uy tín lớn. Các nhà bảo lãnh phát hành chủ yếu là các NHTM Nhà nước. Các cơng ty chứng

khốn chưa đóng vai trị nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường, mới chỉ

thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ. Các nhà đầu tư cá nhân nhìn chung chưa có tính chun nghiệp; hành vi đầu tư thường mang tính ngắn hạn,

“bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường,

nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường chưa cao.

Lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn

làm cơ sở cho việc phát hành TPDN và các hoạt động đầu tư trên thị trường tài

chính. Cách thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc gia trên thị trường quốc tế dường như vẫn thiếu tầm nhìn, chưa thật rõ ràng về mục tiêu dài hạn (huy

động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng hay “bảo lãnh” cho một số ngành hàng/dự

án “chiến lược” được ưu tiên). Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên thực tế chủ yếu vẫn là các NHTM Nhà nước. Thị trường thứ cấp kém phát triển. Sự tham gia đầu tư vào trái phiếu Chính phủ của cơng chúng cịn hạn chế. Hệ thống tư pháp, các chuẩn mực về công bố thông tin và kế toán, hệ thống thanh toán,... cần được cải thiện nhiều. Việc thiếu vắng các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín cũng là ngun nhân kìm hãm thị trường.

2.1.2.2. Thị trường tín dụng ngân hàng

Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại nhằm giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách tín dụng. Chương trình cơ cấu lại tập trung vào việc lành mạnh hoá và tăng cường năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các

NHTM Nhà nước. Hoạt động tín dụng đã được đổi mới theo hướng các tổ chức tín

dụng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay, lựa chọn khách

hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo an tồn

và hiệu quả. Chính sách tín dụng ngày càng đối xử bình đẳng hơn đối với các doanh

nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi. Các định chế tài chính nước ngồi

ngày càng được phép mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, trong thời gian qua mức độ tích tụ và phân khúc thị trường tín

dụng ngân hàng còn cao. Các NHTM nhà nước hiện chiếm gần 80% thị phần huy

động tiền gửi và tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng. Nhóm khách hàng truyền

thống của các NHTM Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm khách hàng của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tín dụng theo ngành cũng phản ánh sự phân khúc thị trường tín dụng, nhất là đối với các NHTM Nhà nước, mặc dù với mức độ đang giảm.

Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của hệ thống NHTM được công bố đã giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 3,4% năm 2005. Tuy nhiên, nếu dựa trên cách phân loại quốc tế về nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM có thể lớn gấp nhiều lần con số cơng bố.

Vấn đề “sai lệch kép” cũng đáng lo ngại. Với tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm khoảng 75%, nguy cơ sai lệch về cơ cấu thời hạn trong bảng cân đối tài sản của hệ thống NHTM là tương đối lớn. Nguy cơ này có thể tăng trong bối cảnh các NHTM có thể sử dụng tới 25-30% tổng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sai lệch về cơ cấu đồng tiền tuy có giảm trong hai ba năm lại đây, song mức độ vẫn còn khá lớn và lại rất nhạy cảm với biến

động tỷ giá, lãi suất, nhất là trong môi trường đơ la hóa cao.

Việc gia nhập WTO có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển cho thị trường tín dụng Việt Nam. Mở cửa thị trường làm tăng mức độ cạnh tranh và tính sơi động của

ngân hàng và các định chế tài chính khác, qua đó, giảm chi phí giao dịch. Nguồn

vốn tín dụng trước được dành cho các dự án ưu tiên sẽ phải giảm dần và chuyển

sang những khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)