Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 94)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.8. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hành trái phiếu

Trong các chính sách thực hiện nhằm phát triển thị trường TPDN, cần phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn thơng qua kênh này. Thực tế, ở một nơi có thị trường trái phiếu rất phát triển như ở Nhật Bản thì thị trường trái phiếu dành cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn hết sức khó khăn.

năng địa phương tạo ra thị trường giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu của

mình. Tuy nhiên cũng có giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ khi gặp khó khăn có thể khơng phát hành độc lập thì họ có thể kết hợp với nhau phát hành trái phiếu. Các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này như thủ tục phát hành đơn giản. Tuy nhiên khó khăn chính đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa là lòng tin của các nhà đầu tư.

Gần đây, Cơng ty chứng khốn Habubank (Habubank Securities), Ngân hàng Habubank cùng Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đã thỏa thuận sẽ kết hợp với nhau cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam sản phẩm tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu quy mô vừa và nhỏ từ q 2-2008. Đây là hình thức huy động vốn bằng trái phiếu với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất vay dài hạn, nhu cầu vốn linh hoạt từ 20 tỉ đến 200 tỉ đồng trong kỳ hạn 5 năm (trả gốc cuối kỳ và trả lãi hàng năm). Và

đây cũng là lần đầu tiên, giải pháp tài chính này được cung cấp tại Việt Nam. Mơ

hình này cần được phát triển, mở rộng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu và vận dụng sản phẩm chứng khoán thế chấp trái phiếu (Collateralized Bond Obligation) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc phát hành trái phiếu mà chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng rất thành cơng. Bước đầu tiên của quy trình phát hành CBO là thu gom những trái phiếu mới phát hành bán cho một công ty chuyên biệt (Special Purpose Corp.), công ty này sẽ chia nhỏ rủi ro vỡ nợ. Công ty sẽ phát hành các đợt trái phiếu khác nhau, chia thành

từng gói rủi ro và phần thưởng của danh mục đầu tư cho nhiều nhóm khách hàng

khác nhau. Do CBO được bảo lãnh một phần bởi các đại lý bảo lãnh tài chính nên chúng cung cấp sự bảo vệ chống lại rủi ro tín dụng trong tương lai cao. Như vậy, trong giao dịch này cần phải có một tổ chức bảo lãnh một phần TPDN phát hành nhằm thu hút nhà đầu tư. Tỉ lệ bảo lãnh linh động phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của trái phiếu. Và việc bảo lãnh trái phiếu cũng được ngầm định thông qua việc gộp rủi ro tức thu mua các TPDN riêng lẻ để tạo thành tài sản cơ bản cho việc phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS).

3.2.9. Cần chuẩn bị để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế

Trước nhu cầu huy động vốn ngày càng lớn của đông đảo doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng cơng ty lớn như Tập đồn Dầu khí, Tổng cơng ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama … phát hành trái phiếu quốc tế đang được coi là kênh huy động hứa hẹn trong khi ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được 17,5% tổng

nguồn vốn dự kiến cần phải huy động trong năm 2008 cho đầu tư phát triển vào

khoảng 554.000 tỷ đồng, tương đương 41,5% GDP (tăng 19,6% so với ước thực

hiện năm 2007) nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%. Tuy nhiên, trước khi Việt Nam muốn phát hành trái phiếu quốc tế thành cơng thì các cơ quan quản lý cần phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Với thị trường này, nhà

đầu tư nước ngồi vẫn có thể tham gia giao dịch trái phiếu. Việc phát triển thị

trường TPDN trong nước sẽ là động lực cơ bản cho sự thành công của các kế hoạch phát hành TPDN quốc tế.

Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hỗn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện

được hoạt động này. Sự thận trọng có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế tồn cầu, đặc

biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.

Về phía bản thân các chủ thể trong nước, rõ ràng, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về

định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm tốn... Điều quan

trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. Cụ thể như cần áp dụng những chuẩn mực trong hệ thống kế tốn phù hợp thơng lệ quốc tế; các hồ sơ về hoạt động kinh doanh cần được lưu giữ đầy đủ; cần được cải thiện hơn nữa

sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản trị điều hành; cần

chuẩn bị để có được các mức xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Bên cạnh đó, một trong những sự chuẩn bị tích cực để doanh nghiệp trong

nước sớm phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về TPDN, thay thế Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghị định này sẽ quy định chung cho mọi loại hình doanh nghiệp khơng phân biệt thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn một số Tổng cơng ty lớn tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

™ Kết luận chương III

Tại thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu Việt Nam được đánh giá cịn

non trẻ, hàng hóa chủ yếu trên thị trường này là trái phiếu của Chính phủ. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể lạc quan về sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam, bất chấp thực tế hiện nay là cả về quy mô lẫn loại trái phiếu trên thị trường còn hạn chế. Trong tương lai, với thực tế là nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên để thực hiện các dự án, tăng cường năng lực đầu tư, thì doanh nghiệp chắc chắn phải tính đến phương án tăng vốn thơng qua một kênh nào đó. Hiện tại, các nguồn vốn này chủ yếu thông qua ngân hàng và gần đây nhất là thị trường cổ phiếu. Nhưng trong tương lai, thị trường trái phiếu sẽ là thị trường công cụ nợ phát triển để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn và đa dạng hình thức vốn của doanh nghiệp. Khơng chỉ có

hình thức trái phiếu thơng thường mà cịn có hình thức trái phiếu chuyển đổi và các sản phẩm phái sinh. Thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh cần phải được phát triển nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường TPDN. Sự phát triển của thị trường phái sinh cho TPDN nói riêng và cho thị trường tài chính nói chung sẽ mang đến nhiều thuận lợi trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi đó thị trường cổ phiếu và trái phiếu sẽ phát triển mạnh và song hành.

KẾT LUẬN

T hị trường vốn ở nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển.

Thể chế và cấu trúc thị trường đang từng bước được hoàn thiện.

Tuy đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng thị trường này

còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, thúc đẩy thị trường này ngày càng phát triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Mục tiêu phát triển thị trường đã

được Nhà nước đưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt

Nam. Từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị

trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc huy động nguồn

vốn nội lực, phục vụ cho nhu cẩu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là phương thức

mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Mặc dù gần đây các nhà kinh tế

thường quan tâm rất nhiều đến cách huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp và một trong những kênh dẫn vốn quan trọng là thị trường chứng khoán. Điều này đã tạo động lực giúp thị trường chứng khốn đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng trong khoản thời gian qua. Cụ thể thị trường trái phiếu nội tệ do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với mức tăng cao nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực, nhưng giá trị giao dịch

(một thước đo về tính thanh khoản) của thị trường trái phiếu Việt Nam lại vào hàng thấp nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á. Điều này là do trong thời gian qua chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu. Khung pháp lý phục vụ cho thị trường

TPDN hiện chưa được xây dựng hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng và các tổ chức xếp hạng tín dụng cịn kém phát triển; thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường; thị trường sản phẩm phái sinh gắn với trái phiếu doanh nghiệp hầu như chưa có ; tính thanh khoản thấp và nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư còn hạn chế đã khiến cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự khởi sắc.

Để khắc phục những nguyên nhân làm cho thị trường TPDN Việt Nam kém

phát triển, cần phải có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh, phát triển bền vững thị

trường này trong tương lai cụ thể như việc hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quản lý thị trường, năng lực giám sát làm nền tảng. Tiến hành thực hiện các giải pháp phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đồng thời tăng cường vai trò hỗ trợ

của các ngành liên quan, nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thực hiện các chính sách khuyến khích sự quan tâm đầu tư của các cá nhân, định chế tài chính vào thị trường này.

Mặc dù việc phát triển một thị trường TPDN vận hành suôn sẻ không phải là một công việc dễ dàng. Việc ưu tiên phát triển thị trường TPCP đã đang được

tiến hành bước đầu tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển thị trường TPDN

nhưng vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết. Hy vọng khi thực hiện đồng bộ các giải pháp được nêu trên, thị trường TPDN Việt Nam có thể phát triển bền vững, vận động theo đúng định hướng đã đề ra trong “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2010” cũng như trong “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010”. Và trở thành kênh huy

động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần đặt nền tảng cho thị

trường tài chính đa dạng và vững chắc, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

W " X

I. VĂN BẢN PHÁP LÝ

1. Chính phủ, Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về phát hành trái

phiếu doanh nghiệp.

2. Chính phủ, Nghị định 120-CP ngày 17/09/1994 ban hành Quy chế tạm

thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước.

3. Chính phủ, Nghị định 23-CP ngày 22/03/1995 về việc phát hành trái

phiếu quốc tế.

4. Quốc Hội khoá 11, Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH 11)

5. Quốc Hội khóa 11, Luật Doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11)

6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển

thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

7. Các thơng tư hướng dẫn và văn bản khác có liên quan.

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. TS. Nguyễn Đại Lai (2007), “Nhận dạng và bình luận về xu hướng phát

triển thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”- Báo Người

Lao Động 20/11/2007

2. TS. Nguyễn Đại Lai (2007), “Bình luận và giới thiệu tóm tắt nội dung

Hội thảo khoa học: Giải pháp phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”- Báo Người Lao Động 08/11/2007

3. TS. Nguyễn Đình Thọ (2008), “Kinh nghiệm phát triển Thị trường trái

phiếu Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

4. Trần Thị Thanh Tú (2007), “Sự phát triển của thị trường trái phiếu

doanh nghiệp ở Việt Nam”, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF)

6. Mai Thị Thu Vân (2006), Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành Phố

Hồ Chí Minh.

7. Đề án (01/2008), Xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ

chuyên biệt, Bộ Tài Chính.

8. Hội thảo (30/7/2004), Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, Viện

nghiên cứu Nomura, Hà Nội.

9. Hội thảo (15/3/2006), Hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu

Chính phủ Việt Nam, Viện nghiên cứu Nomura, Hà Nội.

10. Hội thảo (20/5/2004), Thành lập công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam,

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), Hà Nội.

11. Thông tin tham khảo trên các website : http://www.tapchiketoan.com/;

http://www.sbv.gov.vn/; http://vbqppl.moj.gov.vn/; http://www.hastc.org.vn/;

http://vneconomy.vn/; http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/;

http://www.sbv.gov.vn/vn/; và một số websites khác.

III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. ADB (2008), “Emerging East Asian Local Currency Bond Markets: A

regional upate”, Asia Bond Monitor 2008.

2. ADB (2008), “Vietnam continues building a derivatives market”,

AsiaBondOnline 23Aug2008

3. FRBSF Economic Letter (2007), “Prospects for China’s Coporate Bond

Market”

4. Zhou Xiaochuan, Governor of the People’s Bank of China (2006),

“China’s corporate bond market development: lessons learned”

5. The Hague (2006), “Growing European corporate bankd markets show

little bondholder protection”

6. Masazumi Hattori, Koji Koyama and Tatsuya Yonetani, Bank of Japan

7. Rika Otsuka (2008), “Asia Credit – Calm Japan corporate market enjoys

issue deluge”

8. Standard & Poor’s, The McGraw-Hill companies, “S&P U.S. Credit

Default Swap (CDS) Indices”

9. Frank J.Fabozzi, CFA (2007), “Fixed income analysis”, Second edition.

10. Frank J.Fabozzi, Steven V.Mann , “The handbook of Fixed Income

Securities”

11. Jun Ono, Merrill Lynch Japan Incoporated (July 25, 2005), “The Role of

REPO Market for Government Bond Market”

12. Thông tin tham khảo trên các website : http://www.reuters.com/finance/bonds http://www.barbicanconsulting.co.uk/; http://www.investinginbonds.com/; http://www.financial-edu.com/; http://asianbondsonline.adb.org/; và một số

websites khác.

PHỤ LỤC

1. Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam từ 1996 đến tháng 8 năm 2008

Nguồn: Tổng hợp từ internet

TT Tổ chức phát hành Thời

hạn (Tỷ đồng) Trị giá Lãi suất phát hành Ngày đáo hạn Ngày trường Thị

1 Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) 55.00 1996 OTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam 002 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)