Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 34 - 38)

1.7.1 .Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước phát triển

1.7.2. Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm tại các nước đang phát triển

1.7.2.1.Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểmtại Trung Quốc:

Trung Quốclà một điểnhình cho sự thành lậpquỹ đầu tư mạo hiểm từ nguồn vốn của chính phủ tài trợ. Có bốn hình thức vốn mạo hiểm ở Trung Quốc là: Vốn mạo hiểm được Chính phủ tài trợ, Cơng ty vốn mạo hiểm trách nhiệm h ữu hạn, các Liên doanh, Quỹ phát triển khoa học. Hiện tại, phần lớn các công ty mạo hiểm được Chính phủ cung cấp vốn hoặc Chính phủ quản lý. Tuy nhiên, hai loại hình cơng ty vốn mạo hiểm cịn lại đang phát triển rất nhanh chóng và là mũi nhọn cho sự phát triển trong t ương lai. Bên cạnh đó, các liên doanh chiếm 10% trong tổng số các công ty vốn mạo hiểm, và các tập đoàn lớn trong nước như Stone, Legend, Zhong Guang Cun Sciece and Hair đã gia nhập vào lĩnh vực vốn

mạo hiểm. Trong số các công ty nhận được vốn đầu tư mạo hiểm, 28% đang ở giai đoạn ban đầu, 53,6% đang ở giai đoạn phát triển và 18,4% đang ở giai đoạn trưởng thành. Một số công ty thành cơng có khả năng sẽ cổ phần hóa. Các cơng ty vốn mạo hiểm tập trung ở 2 khu vực. Hơn 90% các công ty này đư ợc đặt ở miền Đông Trung Quốc. Và 89% số công ty vốn mạo hiểm chọn các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực khoa học hoặc chọn các công ty công nghệ cao non trẻ, có nhiều tiềm năng.

Vào cuối năm 2001 thị trường vốn mạo hiểm ở Trung Quốc có kho ảng 150 công ty với số vốn hơn một tỷ USD. Với những bước phát triển nhanh về kinh tế, về môi trường đầu tư và vai trị ủng hộ của chính phủ thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm ở Trung Quốc ngày càng phát triển và tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế.

Các nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng vốn mạo hiểm ở Trung Quốc:

Năm 1999, để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ cao, chính quyền Trung ương và địa phương đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cơng bố liên tiếp các chính sách và luật lệ ưu đãi. Kết quả là, sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra tiềm năng lớn cho sự phát triển của các công ty vốn mạo hiểm trong t ương lai.

Sự thành lập của thị trường chứng khốn cơng nghệ cao đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao. Thị tr ường các công ty phát triển ở Hồng Kông tạo ra cho các công ty công nghệ cao ở đại lục một h ướng thu hút vốn từ thị trường nước ngồi. Sau năm 1999, chính quy ền địa phương cơng bố rất nhiều luật lệ khuyến khích các cơng ty cơng nghệ cao. Môi tr ường pháp lý thuận lợi đã tạo nên một làn sóng lớn cho các cơng ty trong n ước, do đó tạo ra thị trường tiềm năng cho sự phát triển của vốn đầu t ư mạo hiểm.

Sự đa dạng của các công ty vốn mạo hiểm đ ược tạo ra. Rất nhiều công ty đa quốc gia, các quỹ vốn bảo hiểm n ước ngồi và các tổ chức phi ngân hàng đã bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh vốn mạo hiểm ở Trung Quốc.

vốn mạo hiểm và sự phát triển của ngành vốn mạo hiểm đã làm cho nhiều người dân Trung Quốc chấp nhận khái niệm và thực tiễn đầu tư mạo hiểm.

Nhữnghạn chế chính của vốn mạo hiểm ở Trung Quốc so với ở Mỹ:

-Nguồn vốn hạn chế. Sau khi nhận đ ược sự khuyến khích từ phía chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương đã thành lập rất nhiều quỹ mạo hiểm và công ty vốn mạo hiểm, chủ yếu được cung cấp tài chính bởi chính quyền Trung ương. Ở một chừng mực nào đó, điều này giải quyết được tình trạng thiếu vốn của các công ty ở Trung Quốc, nh ưng nó cũng hạn chế quy mơ cung cấp vốn mạo hiểm ở Trung Quốc. Ở Mỹ, nguồn vốn Nhà nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong vốn thành lập, khoảng 8,3%. Trung Quốc có khoảng 6000 tỷ nhân dân tệ trong tiết kiệm của nhân dân, nh ưng rất ít trong số đó được đầu tư cho vốn mạo hiểm. Các quỹ bảo hiểm, an ninh xã hội không được phép đầu tư vào lĩnh vực vốn mạo hiểm. Thêm vào đó, rất ít các nhà đầu tư cá nhân.

-Thiếu cơ chế khuyến khích và kiểm sốt, sự thiếu hụt kinh nghiệm quản lý và chất lượng nhân viên. Hầu hết các công ty vốn mạo hiểm ở Trung Quốc không thể cạnh tranh được với các công ty vốn mạo hiểm quốc tế.

-Cơ chế vốn mạo hiểm vẫn ch ưa được thiết lập. Có một số cách một công ty mạo hiểm có thể bảo tồn vốn, chẳng hạn nh ư mua lại tài sản, liên kết hoặc thơn tính. Nhưng ở Trung Quốc, những ph ương pháp này đều trái với pháp luật.

-Tài sản sở hữu trí tuệ và các tài sản phi vật thể khơng đ ược bảo vệ một cách thích đáng. Do thiếu sự bảo vệ tài sản trí tuệ, các cơng ty vốn mạo hiểm đều khơng sẵn lịng đầu tư vào những dự án đang ở giai đoạn thử nghiệm. Điều đó nói lên rằng có nhiều nguy hiểm cho vốn mạo hiểm ở Trung Quốc h ơn so với ở Mỹ.

-Chất lượng của các hãng trung gian và của nhân viên không đồng đều. Chất lượng của các công ty trung gian cho vốn mạo hiểm nh ư cơng ty kế tốn, cơng ty luật pháp, tổ chức đánh giá kỹ thuật, công ty t ư vấn đầu tư đều rất yếu kém. Họ thiếu những kỹ năng có chất l ượng cao. Mặc dù có rất nhiều đột phá trong các luật định đối với họat động kinh doanh vốn mạo hiểm, nh ưng vẫn chưa hoàn chỉnh và bị lạc hậu.

1.7.2.2.Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểmtại Đài Loan:

Vốn mạo hiểm ở Đài Loan tuy nhỏ hơn ở Nhật Bản, Hong Kong thậm chí Singapore nhưng v ới số lượng những doanh nghiệp khởi sự và sự thành công của các nhà đầu tư mạo hiểm, Đài Loan là điểm năng động nhất ở Châu Á cho việc đầu tư mạo hiểm. Những mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là thung lũng Silicon, sớm quan tâm đến ng ành điện tử như là ngành công nghi ệp then chốt, một Chính phủ năng động, và sự quan tâm đến nền giáo dục đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển song song của nền công nghiệp và việc đầu tư vốn mạo hiểm.

Những nhà tư bản mạo hiểm Đài Loan không đầu tư nhiều vốn hạt giống mà tập trung vào giai đoạn khởi động và giai đoạn mở rộng của doanh nghiệp. Một tài sản quan trọng là một số lượng lớn những kỹ sư người Đài Loan giữ những vị trí điều hành và quản lý trong những doanh nghiệp kỹ thuật Mỹ. Họ là nguồn tư vấn, hướng dẫn kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Đài Loan, thậm chí quay về thành lập doanh nghiệp.

Năm 1983, một đạo luật được thông qua tạo những ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích những cá nhân sẵn s àng đầu tư vào những công ty vốn mạo hiểm chuyên nghiệp. Đặc điểm quan trọng nhất của bộ luật này là một sự khấu trừ thuế lên đến 20% đối với những cá nhân duy trì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm của họ trong vịng ít nhất hai năm. Đến năm 1991, đạo luật đ ược điều chỉnh lại, cho phép những nh à đầu tư định chế có cùng mức khấu trừ 20%. Sự điều chỉnh này đã làm tăng đáng kể nguồn vốn sẵn có cho vốn đầu t ư mạo hiểm và ảnh hưởng của nó cịn có thể thấy qua số lượng quỹ được thành lập sau năm 1991 tăng đáng kể. Đến 1999, chính phủ tuyên bố ngành công nghiệp vốn mạo hiểm đã trưởng thành và khơng tiếp tục chương trình khấu trừ 20% thuế. Chính phủ Đài Loan đã thực hiện những phương pháp khác nhằm đảm bảo cho sự phát triển của vốn mạo hiểm. Một trong những ph ương pháp đó là sự sẵn sàng đầu tư các quỹ của chính phủ vào những công ty vốn mạo hiểm.

năng động. Những doanh nghiệp có thể đ ược niêm yết và tăng vốn trên thị trường chứng khoán. Những doanh nghiệp Đài Loan có quy mơ lớn có thể sử dụng NASDAQ, một vài doanh nghiệp sử dụng những thị tr ường chứng khóan Châu Á như Singapore và Hong Kong đ ể niêm yết công khai. Một số doanh nghiệp Đài Loan cũng có thể sử dụng những thị trường công chúng như một cơ chế cho phép những nh à đầu tư thanh lý những khoản đầu tư của họ.

Những doanh nhân Đài Loan có xu hướng muốn duy trì sự kiểm sốt đối với doanh nghiệp nên rất khó cho những nhà tư bản mạo hiểm có thể đạt đ ược quyền kiểm sốt cơng ty, họ thường khơng có vị trí tham gia các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, họ có một chiến lược thốt vốn mà khơng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các n ước khác,đó là có thể bán cổ phần trên một thị trường vốn tư nhân. Nó có tính thanh khoản và cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ một con đường để thoát vốn mà không cần phải đợi đến những đợt phát hành ra công chúng để thu được những đầu tư của họ.

Ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Đài Loan hiện nay đang đối mặt với một vài vấn đề khó khăn. Một số liên quan đến hoàn cảnh Đài Loan và một số liên quan đến những vấn đề phát triển kinh tế vĩ mơ. Cách phản ứng của Chính phủ và những công ty vốn mạo hiểm phản ứng nh ư thế nào trước những thay đổi này sẽ có những tác động quan trọng l ên “sức khỏe” của ngành đầu tư vốn mạo hiểm và khả năng tiếp tục hỗ trợ những doanh nghiệp mới khởi sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)