2.3.2.5 .Về phía các doanh nghiệp
3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.1.7. Một số yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm
Khi tiếp cận với các chuyên gia quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp cần phải chú trọng các yếu tố :
+ Phải nắm được thông tin về quỹ đầu tư mà mình đang tiếp cận. Các tiêu chí đầu tư và mục đích của quỹ đề ra.
+ Doanh nghiệp nên xem xét nhà đầu tư có quan tâm đến ngành nghề cũng như địa bàn hoạt động của doanh nghiệp không? Mang một dự án sản xuất hàng tiêu dùng đến một nhà đầu tư chuyên về công nghệ cao, cũng như đem một dự án thuộc khu vực tư nhân trong nước đến viếng một nhà đầu tư chuyên về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi… thì là khơng tìm đúng chỗ.
+ Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh hồn hảo để trình bày với nhà đầu tư. Thêm vào đó cần phải có những kế hoạch và dự án một cách chi tiết trong vịng ít nhất ba năm tới. Bản kế hoạch kinh doanh nên trình bày những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.
+ Những bản báo cáo tài chính doanh nghiệp đưa ra phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Vì bất kỳ một sự khơng chính xác hoặc thiếu chi tiết sẽ dẫn đến nhà đầu tư phải gánh chịu rủi ro.
+ Phải có sự tâm huyết và quyết tâm triển khai các ý tưởng kinh doanh của mình. Nhiều khi các cơng ty có những ý tưởng rất hay nhưng thời cơ để thực hiện ý tưởng này chưa đến hoặc chưa thích hợp với thị trường trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu và hoàn thiện ý tưởng của mình và biết lựa chọn thời điểm thích hợp để biến ý tưởng thành hiện thực.
+ Nhà đầu tư chú trọng nhất đến thành phần ban quản trị, do đó doanh nghiệp nên thuyết minh kỹ lưỡng hơn về phần này. Họ thường muốn ban giám đốc gồm những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, đã được đào tạo cẩn thận và nắm giữ các chức vụ có liên quan trước khi tham gia dự án.
+ Doanh nghiệp cũng nên trao đổi cởi mở và chia sẻ thông tin với các chuyên gia đầu tư mạo hiểm. Quan trọng hơn cả là phải cùng nhau tạo dựng mối quan hệ tin cậy và hợp tác lẫn nhau. Thông thường các chuyên gia đầu tư mạo hiểm có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành nên có thể tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp trong lúc trao đổi về ý tưởng hay đề án kinh doanh. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể phát triển thêm ý tưởng và thực hiện tốt hơn những ý tưởng kinh doanh của mình.
+ Trong một môi trường cạnh tranh, một danh nghiệp muốn tồn tại thì doanh nghiệp đó phải có những lợi thế riêng. Ví dụ: bằng phát minh sáng chế, sở hữu công nghệ hay một địa điểm tốt, một thị trường tiềm năng. Nói tóm lại, dự án của doanh nghiệp phải nằm trong một ngành nghề có khả năng phát triển mạnh và thị trường ngày càng bành trướng. Họ sẽ không quan tâm nếu thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp quá hạn hẹp.
+ Bên cạnh đó, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng e ngại một sản phẩm mà sản phẩm đó quá độc đáo. Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra không nên quá cách mạng nó chỉ nên là một sự tiến triển, đáp ứng những gì thị trường đang cần và muốn.
+ Nhà đầu tư mạo hiểm khơng hề có ý định sát cánh làm ăn với doanh nghiệp suốt đời mà thường rút tiền ra sau một khoảng thời gian nhất định. Do đó trong bản dự thảo, doanh nghiệp cần bàn đến một lối ra cho họ sau khoảng thời gian ấy, chẳng hạn như sẽ có một đối tác nào mua lại cổ phần, và dĩ nhiên hay nhất là công ty sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Đã mạo hiểm bỏ vốn vào dự án thì dĩ nhiên là nhà đầu tư cũng muốn có chân trong hội đồng quản trị và nhận được đều đặn những bản báo cáo tài chính của cơng ty. Đây không hẳn là một trở ngại vì sự góp mặt của nhà đầu tư sẽ có thể mang lại nhiều đóng góp quý giá. Do đó doanh nghiệp nên chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận điều này.
+ Bên cạnh đó, để tiếp cận các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nên thể hiện được tính chuyên nghiệp, phải xây dựng được hệ thống công bố thông tin rộng rãi, minh bạch ví dụ như thiết lập trang web, có cơng ty kiểm tốn riêng.
+ Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải thận trọng trong việc xác định thời điểm đầu tư cũng như lượng vốn tiếp nhận. Bởi nếu nhận vốn quá sớm, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ “ bán lúa non” do quỹ đầu tư mạo hiểm thường sau thời gian 3-5 năm sẽ tìm cách rút vốn hoặc nếu lượng vốn tiếp nhận quá lớn doanh nghiệp có nguy cơ bị mất quyền kiểm soát.
việc tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm không phải là việc mà nhà kinh doanh làm thường xuyên nên không am hiểu về việc này. Tốt nhất doanh nghiệp nên tìm một cơng ty tư vấn có nhiều kinh nghiệm tìm vốn để giúp.