.Về phía quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 64 - 67)

ƒ Chiến lược kinh doanh không phù hợp :

Chiến lược hoạt động thời gian đầu của các quỹ đầu tư cũng có nhiều

điểm khơng tương thích với mơi trường kinh tế Việt Nam. Do đó, các quỹ đầu tư

mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam đã gặp phải khơng ít những sai lầm nghiêm trọng.

Đa số các quỹ chưa năng động và cứng nhắc trong việc xây dựng cũng như lựa chọn

loại hình đầu tư. Hầu hết các quỹ chỉ tập trung tìm kiếm các dự án có quy mơ lớn, trong khi thực tế vốn trung bình đầu tư vào một dự án tại Việt Nam chỉ vào khoảng một triệu USD. Hơn thế, ngoài yêu cầu về quy mơ, các quỹ cịn có các địi hỏi khá khắt khe về tỷ suất sinh lời của các dự án. Với chiến lược này cùng với sự khan hiếm cơ hội đầu tư, dẫn đến ngay từ thời gian đầu, thị trường đầu tư

của các quỹ đã bị trói buộc.

Điều này thể hiện rõ nhất qua xu hướng hoạt động của quỹ Beta Fund và

Templetion Việt Nam Fund , tiêu chí của Beta Fund là chỉ đầu tư vào các doanh

nghiệp liên doanh hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có giá trị từ 1-5 triệu USD và tuyệt đối không đầu tư các doanh nghiệp trong nước. Templetion Việt Nam Fund thì chỉ tập trung đầu tư vào nhữnh dự án có giá trị từ 10 triệu USD trở lên, do đó các quỹ này rất khó khăn trong việc tìm kiếm cc dự án đầu tư. Trong thời gian tồn tại ở Việt Nam, Templetion Việt Nam Fund chỉ đầu tư vào hai dự án: khách sạn Matropole Hanoi và căn hộ cho thuê Mayfair.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đánh giá của một số quỹ đầu tư mạo hiểm quá cao

địi hỏi các dự án phải có tỉ suất sinh lời nội bộ từ IRR cao, vượt quá khả năng của

một số doanh nghiệp. Điều này làm cho cơ hội đầu tư của các quỹ bị hạn chế. Ngoài ra, một số quỹ chưa thực sự am hiểu môi trường Việt Nam. Xuất phát từ nghiên cứu thị trường chưa kĩ hoặc sai lầm trong việc chọn đối tác, nhận thức sai lầm về môi trường kinh doanh ở Việt Nam khiến cho các quỹ tự xây dựng dự án và chọn đối tác nước ngoài hơn là hợp tác với các doanh nghiệp nội địa đôi khi gây hại cho chính

bản thân các quỹ mà điển hình là dự án Indochina Juice của Beta Fund .

giữa cơng ty mẹ và văn phịng đại diện cơng ty tại Việt Nam. Họ dường như chưa có tiếng nói chung trong việc lựa chọn dự án đầu tư. Có những văn phịng đại diện ở Việt Nam đề xuất những dự án mang tính khả thi cao nhưng công ty mẹ không đồng ý với những dự án đó mà ngược lại cịnn đưa ra những dự án đầu tư khác bắt buộc văn phòng đại diện tại Việt Nam phải tiến hành đầu tư mà không cần biết dự án này có khả thi hơn hay khơng. Những việc này là do một phần trình độ quản lý yếu kém, thiếu sự trong sáng trong đầu tư, thiếu tính minh bạch trong báo cáo tài chính, sự cố chấp cũng như thái độ thiếu thận trọng khi lựa chọn quyết định .

ƒ Hạn chế của mơ hình quỹ hải ngoại:

• Hạn chế về lĩnh vực ngành nghề, đối tượng đầu tư :

Thứ nhất, do khơng thích vướng phải thủ tục rườm rà khi đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước nên các quỹ hải ngoại thường hướng đến các các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Thứ hai, các quỹ hải ngoại đi theo danh mục đầu tư mang lại lợi nhuận cao

nhất, do đó họ sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà ít nhiều khơng theo chiến lược phát triển kinh tế của nước ta.

Thứ ba, Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH về 35 ngành nghề nhà đầu tư nước ngồi có thể đầu tư thực chất là khơng q gị bó đối với các nhà

đầu tư nước ngồi. Mà chính thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam làm cho quy định này trở thành rào cản. Bởi vì khi thành lập, các doanh nghiệp thường đăng ký kinh doanh ở nhiều ngành nghề, và chỉ cần một ngành nghề trong

số đó khơng nằm trong 35 ngành nghề quy định thì quỹ sẽ khơng thể góp vốn

đầu tư.

• Hạn chế về quyền kiểm soát :

Do hạn chế về vốn góp cũng như những yếu tố khác, thường quỹ đầu tư hải ngoại không thể nắm một quyền kiểm soát cao cũng như những chức vụ quan trọng để có thể ảnh hưởng đến những quyết định của công ty, đảm bảo nguồn vốn đầu tư của họ được sử dụng có hiệu quả.

Trong cơ cấu tổ chức quỹ hải ngoại, phần lớn các nhà quản lý đều là người nước ngồi. Sự khác biệt về ngơn ngữ, tác phong làm việc hay thiếu am hiểu về môi trường pháp lý sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề tiếp cận với doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra do không nắm bắt được tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân cũng như môi trường kinh tế trong nước, quỹ hải ngoại có thể đầu tư vào những sản phẩm khơng thích hợp, khơng đáp ứng nhu cầu xã hội.

• Rào cản về vốn :

Trước đây, theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức nước ngoài chỉ được đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước không quá 30% vốn

điều lệ. Và mới đây đã nâng lên 40% đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết (49%

với các doanh nghiệp niêm yết). Tuy nhiên, đối với các quỹ hải ngoại, tỷ lệ này không phải là vấn đề chính. Vấn đề ở đây là quy mô các doanh nghiệp Việt

Nam quá nhỏ bé. Do đó, khi con số 30% hay 40% vốn điều lệ quy về số tuyệt đối, thì khoản đầu tư tối đa là không đáng kể so với quy mô của quỹ. Để đầu tư hết nguồn huy động được, các quỹ buộc phải trải rộng danh mục

đầu tư. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của quỹ do sự mất cân đối hay sự

pha lõang giữa trách nhiệm và năng lực quản lý. • Rủi ro tỷ giá :

Ở nước ta trong thời gian qua tình hình tỷ giá tương đối ổn định, các quỹ

không mấy bận tâm đến vấn đề này. Song có thể khẳng định tỷ giá là một rủi ro

tiềm ẩn đối với các quỹ hải ngoại. Là một nhân tố khá nhạy cảm với thay đổi của mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị… biến động của tỷ giá là khó lường trước

được. Dao động tỷ giá quá lớn sẽ để lại những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế nói

chung và các nhà đầu tư nói riêng trong vấn đề thu hồi vốn.

Một vấn đề cần đề cập đến là quyền kiểm soát của Ngân hàng Nhà Nước đối với các hoạt động giao dịch bằng ngoại tệ của quỹ hải ngoại. Tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay… đều phải thông qua Ngân hàng Nhà Nước. Nếu đứng trên quan điểm của Nhà Nước, quy định này là

phù hợp. Đó là một trong những cơng cụ để kiểm sốt quan hệ cung cầu ngoại tệ cũng như hạn chế xảy ra khủng hoảng tài chính. Nhưng khi đứng trên quan điểm của quỹ, quy định này là một trở ngại làm giảm hiệu quả hoạt động của quỹ. Thủ tục đầu tư trở nên rườm rà, mất thời gian, mất cơ hội đầu tư tốt, làm

nản lòng các nhà đầu tư.

• Khó huy động vốn trong nước :

Ở Việt Nam, các quỹ hải ngoại chỉ huy động vốn từ nước ngoài, và hoạt động của các quỹ chỉ đơn giản là hoạt động đầu tư để thu lãi trên thị trường Việt Nam.

Do vậy, có thể nói quỹ đã khơng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội đầu tư cũng như khơng góp phần huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)