Giai đoạn từ 2002 đến 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 47 - 49)

1.7.3.2 .Về phía chính phủ

2.1.2. Giai đoạn từ 2002 đến 2006

Các quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu chú ý tới Việt Nam vào năm 1995 nhưng làn sóng đầu tư mạo hiểm chỉ thực sự mạnh sau năm 2003. Có thể kể lên những cái tên như IDG, Vinacapital, Mekong Capital, Dragon Capital... Giai đoạn này, trong số sáu quỹ đầu tư vào Việt Nam hoặc Đông Dương được thành lập giữa thập niên 1990, chỉ còn một quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) vẫn tích cực đầu tư và huy động thêm vốn.

Ở giai đoạn này, nhận thấy chiều hướng kinh doanh đang trở nên hứa hẹn, vốn nước ngoài đã đổ vào trở lại Việt Nam qua các quỹ đầu tư nước ngoài. Các quỹ đầu tư lớn hoạt động tại Việt Nam tích cực nhịm ngó đến các cơng ty vừa cổ phần hóa, và khối doanh nghiệp tư nhân.

Ngày 22/04/2002 với sự ra đời của MeKong Enterprise Fund (MEF)-Do MeKong Capital quản lý với tổng số vốn đầu tư 18,5 triệu USD đã đánh dấu sự

phục hồi của thị trường vốn mạo hiểm tại Việt Nam. Các nhà đầu tư của quỹ bao gồm: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Quỹ Phát Triển Bắc Âu (NDF); Văn phòng vụ kinh tế Thụy Sĩ (SECO), quỹ hợp tác công nghiệp Phần Lan (Finnfund), công ty đầu tư vào các nước đang phát triển của Bỉ (BIO),… Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng ở khu vực sông

MeKong gồm: Việt Nam, Lào và Capuchia, quỹ chủ yếu tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là quỹ sẽ ưu tiên đầu tư vào những công ty xuất khẩu tận dụng được lợi thế cạnh tranh của vùng.

Năm 2003 có nhiều bước phát triển mới đối với vốn đầu tư mạo hiểm

ở Việt Nam. Ngày 11/11/2003, Vina Capital –Công ty quản lý của Quỹ đầu tư tư

nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF) đã chính thức đi vào hoạt động tại Việt

trong vòng ba năm tiếp theo và được thành lập bởi các thành viên: Milleniu, Partners (New York), Deustche Bank Securities, HongKong’a Sun Wah Group, Pacific Alliance Group. Đối tượng mà quỹ nhắm đến để đầu tư là các doanh nghiệp

đang hoạt động kém hiệu quả, quỹ sẽ tham gia vào quá trình tái cơ cấu để nâng cao

giá trị và phát triển doanh nghiệp sau đó tiến hành bán lại hoặc đưa ra niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Biểu 2.2: Vốn ĐTMH tại Việt Nam từ 2002 đến 2006 (Triệu USD)

130 218 228 500 2300 0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn :Asia Venture capital Journal

Tháng 8/2004 quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Vietnam đã chính thức đi

vào hoạt động, trong giai đoạn đầu IDG sẽ tiến hành khảo sát nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam và sẽ tiến hành đầu tư 100 triệu USD vào khoảng 30-40 doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tốt với mức dự tính như sau: 30% vốn cho ngành viễn thông và công nghệ không dây, 25% vốn cho công nghiệp phần mềm, 15% vốn cho ngành cơng nghệ sinh học và phần vốn cịn lại cho các ngành khác.

Tháng 3 năm 2005, IDG Venture chính thức đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến là những doanh nghiệp trẻ

thuộc các lĩnh vực: thương mại điện tử, phần mềm, viễn thơng,... Đây là các

doanh nghiệp đã có sản phẩm nhưng chưa tạo ra được nguồn thu, có ý tưởng phát triển sản phẩm, mở rộng kinh doanh nhưng thiếu vốn.

Tháng 9 năm 2006, quỹ đầu tư Private Equity New Markets (PENM) được

quản lý bởi ngân hàng BankInvest Đan Mạch – quản lý khối tài sản 23 tỷ USD, trong đó dành ba tỷ USD đầu tư vào các nước đang phát triển.Trước đó sự xuất hiện

của quỹ Vietnam Holding có số vốn 112 triệu USD cũng làm giới tài chính chú ý, 60% nguồn vốn của quỹ này được huy động từ các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Trong năm 2006 cũng xuất hiện một số quỹ đầu tư ở Việt Nam như: DWS Vietnam Fund của ngân hàng Deutsche Bank, BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund, Dragon Capital Management's Vietnam Growth Fund Limited , Korea Investment Trust Management's Vietnam Growth Fund, Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund .

Hầu hết các quỹ đầu tư đều nhắm đến khả năng mua lại cổ phần từ những công ty nhà nước được cổ phần hóa hoặc những cơng ty tư nhân quy mô nhỏ đang cần nguồn vốn để tái cấu trúc công ty, mở rộng quy mô hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm tại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)