1.7.3.2 .Về phía chính phủ
2.1.3. Giai đoạn sau 2007 đến nay
Bảng 2.4: Các quỹ đầu tư vào Việt Nam thành lập năm 2007
Tên quỹ Ngày chính thức hoạt động Quốc gia
T.I.M Vietnam Tiger Fund 14/5/2007 Liechtenstein Fullerton Vietnam Fund 23/4/2007 Singapore Hwang /DBS Indochina Fund 21/4/2007 Malaysia
Tongyang Vietnam 02/4/2007 Hàn Quốc
KITM WW Vietnam Real Est 16/3/2007 Hàn Quốc Indochina Capital Vietnam 02/3/2007 Anh DBS Indochina Fund 01/3/2007 Singapore Lion Capital Vietnam Fund 02/2/2007 Singapore Korea WW CHN Viet MC EQ 25/1/2007 Hàn Quốc MA Maps Oppo Viet & CHN 08/1/2007 Hàn Quốc
Nguồn: HSBC, Bloomberg
Có thể nói 2007 là năm bùng nổ các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Với sự xuất hiện của khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ Hàn Quốc có các quỹ: Korea WW CHN Viet MC EQ, MA Maps Oppo Viet & CHN, Tongyang Vietnam, KITM WW Vietnam Real Est, từ Singapore: DBS Indochina Fund, Lion Capital Vietnam Fund và Fullerton Vietnam Fund, từ Malaysia có quỹ: Hwang/DBS Indochina Fund, từ Anh có quỹ: Indochina Capital Vietnam, và từ Liechtenstein có
quỹ T.I.M Vietnam Tiger Fund.
Bảng 2.5 : Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm
Loại Quỹ Hình thức hoạt động Các quỹ tiêu biểu tại VN
Chuyên đầu tư vào doanh
nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp nhưng
có triển vọng phát triển
IDG Việt Nam Quỹ đầu tư mạo hiểm
Chuyên đầu tư vào doanh
nghiệp đã có những bước
phát triển ổn định và đang có dự định niêm yết trên
thị trường chứng khoán.
Mekong Capital; Dragon Capital; VOF; Indochina Capital
Nguồn : Mekong Capital Với hàng loạt các quỹ thành lập, có thể nói thị trường quỹ đầu tư nước ngồi
ở Việt Nam đang rất sôi động. Tuy nhiên trong số đó những quỹ đầu tư có thể xem
là tiêu biểu cho loại hình quỹ đầu tư mạo hiểm lại chưa nhiều, nếu khơng muốn nói là rất ít.
+ Giai đoạn 2008 – 2009 : giai đoạn khủng hoảng của các quỹ đầu tư mạo hiểm
Đây là giai đoạn Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn ở Mỹ năm 2007, nhưng đến 2008-2009 Việt Nam mới bị ảnh hưởng. Do đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong giai
đoạn này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 2008 dòng vốn đầu tư mạo hiểm đã giảm một phần ba trong quý 4/2008. Nguyên nhân là do suy thối kinh tế tồn cầu tạo nên nỗi e ngại khi đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phần mềm, đồng thời các doanh nghiệp ngành năng lượng
gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Tổng lượng vốn thành lập mới các công ty đã giảm xuống còn 5,4%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2005 – Hiệp hội các Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và cơng ty
kiểm tốn PricewaterhouseCoopers nêu ra trong một nghiên cứu công bố hôm nay.
Đầu tư nói chung trong cả năm 2008 lần đầu tiên giảm sút kể từ năm 2003 với mức
giảm 8%.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đã né tránh các doanh nghiệp máy tính, cơng nghệ
sinh học và năng lượng. Đặc biệt, loại hình đầu tư cho các cơng ty tiến hành chuyển
đổi thành công ty đại chúng hoặc bị bán cho các công ty lớn hơn giảm mạnh nhất.
Nhóm cơng ty kiểu này trong quý 4/2008 nhận được đầu tư ít hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong cả năm 2008, chỉ có sáu doanh nghiệp IPO được tài trợ bằng vốn đầu tư mạo hiểm.
Qua 2009 là năm chứng kiến những khó khăn của các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Các quỹ đầu tư phải đối mặt với một năm 2009 đầy
chơng gai.Có quỹ đã phải thu hẹp quy mơ hoạt động hoặc phá sản. Một số quỹ đứng trước nguy cơ bị ép phải thoái vốn khỏi Việt Nam.
Các quỹ một thời góp phần tạo nên làn sóng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhất từ trước tới nay: lỗ lớn, thiếu tiền mặt, gọi vốn
hay lập quỹ mới đều trong tình hình nan giải.
Vào đầu tháng 9/2009, Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã tuyên bố quyết định thối vốn tại Việt Nam để đóng quỹ và thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư. Quỹ này được thành lập năm 1999, hoạt động được mười năm. Tuy
nhiên, tính đến ngày 31/7 năm 2009, giá trị tài sản ròng của ICV tại Việt Nam là 242,9 triệu USD, chỉ bằng một nửa so với giá trị ban đầu. Cũng trong năm 2009, Indochina Capital đã mất 53% giá trị. Trong số các quỹ đầu tư mạo hiểm nước
ngoài tại Việt Nam, nổi bật nhất hiện nay vẫn là Vina Capital và Dragon Capital. Nếu như hai năm 2008-2009 vừa qua là thời kỳ ảm đạm và thất bại đối với hầu hết các quỹ đầu tư trong và ngoài nước thì đầu 2010 năm nay, nhiều quỹ đầu tư bắt
đầu gặt hái thành quả. Mức tăng trưởng đầy triển vọng và khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp trong nước đã trở thành tâm điểm giải ngân của các quỹ đầu tư lớn. Mekong Capital đã đưa ra thông tin về kết quả hoạt động đầy ấn tượng trong
quản lý. Bất chấp kinh tế toàn cầu vẫn cịn đang trong giai đoạn khủng hoảng, các cơng ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital vẫn đạt mức tăng trưởng lợi
nhuận thuần bình quân là 103% so với năm 2008. Cả ba quỹ đều hoạt động tốt với kết quả tăng trưởng lợi nhuận thuần trung vị tính chung trên 21 cơng ty đạt 75%. Còn đối với VinaCapital, giá trị tài sản ròng (NAV) của ba quỹ VOF, VNL và VNI do VinaCapital quản lý đã đạt 1,746 tỷ USD.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, NAV của
VOF trong quý 1 vừa qua cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với tổng số vốn 785
triệu USD trong năm 2009 tăng 29,7%. Trong cơ cấu tài sản của VOF, cổ phiếu niêm yết chiếm 39,5% NAV, tương đương với 310,075 triệu USD, tiếp theo là bất
động sản (28,2% NAV tương đương 221,37 triệu USD), tiền mặt và các tài sản khác
(13,1% NAV xấp xỉ 102,835 triệu USD), cổ phiếu OTC (9,1% NAV đạt 71,435 triệu USD). Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng Vietnam Infrastructure Limited (VNI) có NAV tính đến 31/12/2009 đạt 267 triệu USD, tăng 5,5% so với cuối năm 2008, từ mức giảm 29,1% trong năm 2008. Được biết, ngoài việc quản lý ba quỹ trên, hiện VinaCapital cịn cùng Tập đồn Draper Fisher Jurvetson (DFJ) quản lý
quỹ đầu tư mạo hiểm DFJV, chuyên tập trung đầu tư vào các công ty hoạt động
trong lĩnh vực Internet, viễn thông và truyền thông.
Với quy mô 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, thị trường đầu tư PE chắc chắn sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của các quỹ
đầu tư trong chu kỳ đi lên sau khủng hoảng.
Nếu xét về nguồn vốn thì ba quỹ nước ngoài đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là VinaCapital, Mekong Capital và Dragon Capital. Việc Indochina Capital đóng quỹ đầu tư vào năm 2009 đã cản trở phần nào những quỹ đầu tư đang có ý định góp vốn vào các quỹ PE tại Việt Nam trong giai
đoạn trước. Khi nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối SMEs luôn cần vốn để tăng cường hiệu suất sản xuất đem lại lợi
Gần đây nhất, tập đoàn quản lý quỹ VinaCapital đã thông báo đầu tư 15 triệu
đô la vào tập đoàn Prime – tập đoàn sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu có
nhiều lợi thế ln là “địa chỉ tốt” để các quỹ đầu tư tìm đến. Sự hiện diện của quỹ với tư cách là cổ đông lớn sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi được các quỹ đầu tư đã phát triển ấn tượng bất chấp cả thời kỳ suy thối. Ví dụ như cơng ty CP Kỹ Thuật số có lợi nhuận thuần tăng 366% trong năm 2009; công ty bảo vệ thực vật An Giang đạt tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần là 125%; cịn cơng ty thực phẩm Masan đạt 75% tăng trưởng lợi nhuận thuần trong năm vừa qua.
Một trong những thuận lợi khác để khuyến khích các quỹ đầu tư lớn giải ngân là thị trường vốn đang mở rộng cửa, sự phát triển của thị trường tài chính và khung pháp lý ngày càng hoàn thiện cùng với kinh nghiệm của các nhà đầu tư sau thời gian dài thử thách trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Các quỹ lớn như Mekong Capital, Vina Capital đều có dự tính mở rộng quỹ trong lĩnh vực này trong những năm tới.
Điều đó chứng tỏ các quỹ đều muốn nắm bắt các cơ hội ngay từ giai đoạn đầu phục
hồi của nền kinh tế trước giai đoạn tăng trưởng “nóng” bằng cách nhắm vào các doanh nghiệp tư nhân tiềm năng.
Quỹ đầu tư có đầu cơ hay khơng :
Tháng 6/2010, sự kiện quỹ đầu tư Dragon Capital bán ra 19 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Sacombank, một quỹ con của Dragon Capital. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu các quỹ đầu tư đang có mặt ở thị trường vốn Việt Nam đang chuyển hướng
sang đầu cơ?
Sự kiện này đã tác động mạnh đến thị trường. Tạo ra tin đồn là Dragon Capital bị nhà đầu tư ngoại ép phải thối vốn. Và thơng tin quỹ VEIL của Dragon Capital rút vốn đã tác động mạnh đến thị trường. Vì trong danh mục đầu tư của quỹ này đang có nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn niêm yết trên sàn như HAG,
Nhưng sau đó cũng trong tháng 6/2010 quỹ Dragon Capital đã chính thức ký hợp đồng hợp tác đầu tư với công ty bất động sản Sacomreal. Theo đó, Dragon
Capital hồn tất việc nắm giữ khoảng 7,5% vốn cổ phần của doanh nghiệp này. Không chỉ đơn thuần là tái cấu trúc danh mục đầu tư, điều chỉnh tỷ trọng giữa nhóm ngành ngân hàng và bất động sản, Dragon Capital đã thực hiện thành cơng
phép tính "19 triệu cổ phiếu = 19 triệu cổ phiếu + 230 tỷ đồng". Bán STB vào thời
điểm Sacombank tăng vốn từ 6.700,5 tỷ đồng lên 9.179 tỷ đồng, Dragon Capital vừa
thu được lợi nhuận, vừa đủ để làm cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu là 7,68%. Hơn nữa, với việc tăng vốn điều lệ từ 6.700,5 tỷ đồng lên 9.179 tỷ đồng,
Dragon Capital vẫn có thêm 19 triệu cổ phiếu (bằng con số vừa bán) mà chỉ mất có khoảng 150 tỷ đồng để mua 12,55 triệu cổ phần mới và nhận thêm số cổ tức bằng cổ phiếu là 6,45 triệu cổ phần. Bởi lần tăng vốn này, các cổ đông sẽ nhận 15% cổ tức bằng cổ phiếu và được quyền mua với giá 12.000 đồng/cổ phần theo tỷ lệ mười cổ phần được quyền mua hai cổ phần mới.
Trên thị trường, kể từ thời điểm Dragon cơng bố thối vốn từ đầu tháng 6 đến ngày 22/6, giá cổ phiếu STB đã tăng từ 20.600 lên 21.800 đồng/cổ phiếu. Trong một số phiên giao dịch, STB là động lực tăng điểm cho toàn thị trường do động thái gom hàng của các nhà đầu tư lớn. Nếu tính trung bình mức giá hơn 20.000/cổ phiếu, Dragon Capital đã thu lại được 380 tỷ đồng từ việc bán 19 triệu cổ phiếu STB, trong khi chỉ phải bỏ ra 150 tỷ đồng để có được 19 triệu cổ phiếu từ đợt tăng vốn của
STB.
Dragon Capital đã chọn đầu tháng 6/2010 để thoái vốn ở Sacombank, thời điểm thị giá STB xấp xỉ 20.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng một năm qua.
Mức giá này của STB, thậm chí xuống thấp hơn chút nữa, vẫn đảm bảo cho Dragon Capital có lời.
Tuy nhiên, việc Dragon Capital thoái vốn ở một ngân hàng rồi lại đầu tư vào
một công ty thuộc lĩnh vực bất động sản, chưa thể khẳng định Dragon Capital
chuyển hướng sang đầu cơ. Đó có thể chỉ đơn thuần là việc tái cấu trúc danh mục đầu tư của quỹ. Xét về dài hạn, thị trường bất động sản là một ngành mũi nhọn
nhiều tiềm năng, tăng trưởng tốt và Sacomreal là một doanh nghiệp tiềm năng mà quỹ nhắm tới.
Tuy vậy, với việc thoái vốn này của Dragon Capital nhà đầu tư nhỏ vẫn bị ảnh hưởng từ việc các quỹ đầu tư cơ cấu lại danh mục cổ phiếu. Vì các quỹ đầu tư
thường có vốn mạnh, kinh nghiệm và thông tin nhiều… nên khi công bố mua hay bán một cổ phiếu nào đó đương nhiên giá cổ phiếu sẽ biến động mạnh.
Việc mua vào, bán ra cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó là hết sức bình thường của một quỹ đầu tư. Các quỹ bán ra cổ phiếu để cơ cấu lại danh mục là công việc
chuyên môn thuần túy.
Do đó, việc các quỹ có tham gia đầu cơ hay khơng, rất khó nói thế nào là đầu tư hay đầu cơ. Vấn đề này cần phải xem lại thời gian nắm giữ của từng cổ phiếu
trong danh mục đầu tư của quỹ.