2.3.2.5 .Về phía các doanh nghiệp
2.5. Triển vọng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư công nghệ cao và
2.5.2. Tình hình thực trạng quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam
Nam:
Năm 2006, Bộ Khoa Học & Công Nghệ đưa ra dự thảo thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao bằng vốn ngân sách Nhà Nước.
Theo dự thảo, vốn điều lệ của quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao sẽ là 450 tỷ
đồng. Số vốn này được xác định trên cơ sở dự kiến số lượng doanh nghiệp công
nghệ cao, công nghệ mới của Việt Nam đang chuẩn bị hình thành.
Nó khá khiêm tốn so với vốn của nhiều quỹ cùng loại của nước ngoài. Tuy nhiên, theo dự kiến, để tăng vốn, quỹ sẽ huy động thêm các nguồn ngoài ngân sách (các khoản tài trợ, hợp tác, liên doanh của các doanh nghiệp trong ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các khoản thu từ hoạt động của quỹ...).
Quỹ sẽ xét chọn dự án đầu tư một cách công khai, theo cơ chế cạnh tranh và theo các trọng điểm ưu tiên đầu tư của quỹ. Tất nhiên, các dự án được chọn phải đảm bảo tạo ra sản phẩm có triển vọng, và doanh nghiệp đề xuất đầu tư phải có năng
lực thực hiện.
Theo đó, quỹ đầu tư vào doanh nghiệp dưới dạng góp cổ phần sẽ khơng quá
30% tổng vốn của dự án đầu tư, mua lại cổ phần và các loại chứng khoán của doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới. Khi doanh nghiệp trưởng thành đến mức nào
đó, như niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chuyển nhượng quyền cổ phần,
quỹ sẽ rút vốn đầu tư.
Vì đây là lần đầu tiên Việt Nam thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao nên chắc chắn còn rất thiếu kinh nghiệm.
Điều đó sẽ gây nhiều khó khăn trong q trình quản lý và sử dụng nguồn vốn của quỹ. Độ rủi ro cao khi sử dụng nguồn vốn của quỹ sẽ dẫn đến hệ quả làm thâm thủng ngân sách nhà nước.
Do đó, ngày 9/11/2007, thủ tướng chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo không thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao bằng vốn ngân sách Nhà Nước.
Vì vậy, tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chỉ có quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn IDG (Mỹ) được thành lập năm 2004, mang tên IDG Venture Việt
Nam và quỹ DFJ Vina Captal được thành lập vào tháng 10/2007 chuyên đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Với số quỹ ban đầu 100 triệu USD đã được IDGVV đầu tư hết, chủ yếu vào
các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ
IDGVV dự kiến sẽ mở thêm hai quỹ đầu tư mạo hiểm với tổng vốn 400 triệu
USD vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam
IDGVV sẽ đầu tư quỹ mạo hiểm thứ hai với số vốn 150 triệu USD trong năm 2011, tập trung vào các công ty mới bắt hoạt động được một hai năm, có tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng đang gặp khó khăn về vốn.
Và sang năm 2012, IDGVV sẽ đưa ra quỹ thứ ba, với số vốn là 250 triệu USD. Mục tiêu của quỹ này là đầu tư vào các công ty đã hoạt động được từ hai năm trở
lên, đã có những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
IDGVV sẽ tập trung vào sáu lĩnh vực: viễn thơng và mạng kỹ thuật số; máy tính, phần cứng và phần mềm; các phụ tùng, thiết bị công nghiệp điện tử; giải trí và game; điện tử và máy tính; và ứng dụng phần mềm.
Cịn quỹ đầu tư cơng nghệ DFJ VinaCapital LP (DFJV) tính đến 2009, sau hai năm thành lập (với số vốn huy động là 32 triệu USD) đến nay đã đầu tư vào bảy
công ty tư nhân trong lĩnh vực internet, truyền thông và giải pháp cho điện thoại di
động.
Hiện quỹ đã giải ngân trên 50% tổng số vốn huy động, dự kiến trong năm 2010 quỹ DFJV sẽ giải ngân hết đồng thời mục tiêu của quỹ sau khi giải ngân hết sẽ huy
động thêm vốn để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam (có thể mở rộng quỹ
hoặc huy động thêm một quỹ mới).
Với những đặc điểm và ưu thế riêng của nguồn vốn mạo hiểm thì việc thành
lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao nội địa tại Việt Nam không chỉ là giải pháp thiết thực cho sự phát triển của thị trường vốn mạo hiểm tại Việt Nam mà còn là một cú hích cho hoạt động cơng nghệ tại Việt Nam, đẩy mạnh chương trình phát
triển quốc gia.