Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2 KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁT NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TSC

3.2.4.1 Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược:

Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định một kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho cơng ty của mình. Kế hoạch và định hướng này giúp cho cơng ty ấy có thể cạnh tranh trên thị trường và phát triển hoạt động của mình trong một thời gian dài.

Việc làm này cần phải giúp công ty trong việc đưa ra quyết định nên tập trung nguồn lực của công ty vào đâu, đầu tư vào đâu thì có thể đem lại lợi nhuận tối đa. Nó cũng phải là một q trình mà qua đó những người điều hành cơng ty phát hiện ra được những ý tưởng mới trong khi tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty, những cơ hội và khó khăn mà cơng ty đã, đang và sẽ phải đối mặt.

Vai trị của những người lãnh đạo cơng ty không chỉ dừng ở việc vạch ra kế hoạch chiến lược mà còn phải tiếp xúc trao đổi với nhân viên của mình và thay đổi suy nghĩ của họ nhằm thực hiện được những cam kết của mình về hướng phát triển mới của công ty.

Những người lãnh đạo cũng phải giải thích tường tận những giá trị và niềm tin chung mà mọi nhân viên trong công ty cần phải ghi nhớ để đạt được kế hoạch mục tiêu của công ty. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến cách thức làm việc của họ.

Hiện nay TSC đang định hướng để trở thành một trong 3 cơng ty chứng khốn hàng đầu về Mơi giới và Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa các mục tiêu này theo từng chỉ tiêu như thị phần, thời gian, các nguồn lực để chuẩn bị thì chưa được xây dựng cụ thể. Để TSC có thể đạt được mục tiêu trở thành một trong những cơng ty chứng khốn dẫn đầu cần xây dựng cụ thể hơn các mục tiêu sau:

Mơi giới: tầm nhìn đến năm 2010 thị phần chiếm hơn 5% và trở thành công ty chứng khoán đứng trong top 3 về giá trị giao dịch. Để đạt được điều này TSC cần phải chuẩn bị các nguồn lực cạnh tranh như sau:

+ Công nghệ: áp dụng các giao dịch trực tuyến, nhanh, bảo mật.

+ Phân tích: cung cấp các báo cáo, khuyến nghị tốt cho khách hàng dựa trên nguồn lực là các chuyên gia có kinh nghịêm cả trong và ngoài nước thực hiện. + Nhân viên tư vấn đầu tư (broker): xây dựng thành đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu thị trường và khách hàng.

+ Khách hàng: không tập trung vào nhiều khách hàng mà tập trung vào các khách hàng tổ chức, cá nhân có giao dịch lớn.

Tư vấn: Tầm nhìn đến năm 2010 nằm trong nhóm 3 cơng ty dẫn đầu về giá trị thực hiện các dự án mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A). TSC cần chọn cho mình một mảng dịch vụ trong tư vấn mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và là xu hướng của tương lai. Hiện nay các cơng ty chứng khốn tại Việt Nam chủ yếu thực hiện tư vấn liên quan đến CPH, phát hành (IPO) và niêm yết. Đây là các dịch vụ liên quan đến pháp lý nhiều hơn là tài chính và trong thời gian tới khi các

doanh nghiệp nhà nước đã CPH xong thì đối tượng khách hàng này sẽ khơng cịn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)