Sự cần thiết phải đầu tư và phát triển Trung tâm kỹ thuật CầnThơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 58 - 62)

- Hiện trạng hoạt động kiểm định phương tiện đo tại Cần Thơ:

2.4 Sự cần thiết phải đầu tư và phát triển Trung tâm kỹ thuật CầnThơ

Với thực trạng năng lực đo lường - thử nghiệm như đã nêu ở mục 2.1.2,

cùng với các nhu cầu thực tế hiện nay đối với hoạt động thử nghiệm, đo lường cho thấy việc đầu tư nâng cấp năng lực kỹ thuật của Trung tâm là thật sự cần thiết vì những lý do sau:

- Đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường

chất lượng trong thành phố Cần Thơ. Theo số liệu thống kê đã nêu, khối lượng công việc trong lĩnh vực thử nghiệm sản phẩm, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh các yêu cầu Trung tâm có thể thực hiện được vẫn tồn tại những nhu cầu thử nghiệm, đo lường của các đơn vị quản lý Nhà nước lẫn doanh nghiệp mà Trung tâm không thể đáp ứng được. Nguyên nhân là do với các thiết bị thử nghiệm hiện có, Trung tâm chỉ có

thể đáp ứng việc thử nghiệm các chỉ tiêu tương đối cơ bản, chưa thử nghiệm được các nhóm chỉ tiêu chuyên sâu và các chỉ tiêu đòi hỏi phải trang bị thêm

những thiết bị thử nghiệm, phân tích hiện đại. Các yêu cầu xác định những chỉ tiêu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khỏe và độc tố trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp hơn với những nhóm chỉ tiêu như dư lượng kháng

sinh, dư lượng thuốc trừ sâu, độc chất hữu cơ trong mơi trường, an tồn điện

- Giải quyết các yêu cầu thử nghiệm, đo lường của các tỉnh trong khu

vực.Theo thống kê hàng năm, đến năm 2008, ngoài nhiệm vụ thử nghiệm phục vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp trong thành phố Cần Thơ, Trung tâm chỉ thực hiện được khoảng 24,5% số lượng mẫu do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL yêu cầu thử nghiệm trong tổng số mẫu đã thử

nghiệm. Nguyên nhân là do năng lực của Trung tâm chỉ mới có thể đáp ứng được một phần yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp trong TP Cần Thơ.

- Thực hiện cam kết trong chương trình hành động liên kết, hợp tác khoa học công nghệ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sở Khoa học và Công

nghệ thành phố Cần Thơ có đề xuất một số vấn đề liên kết hợp tác giai đoạn

2006 - 2010 liên quan đến dịch vụ khoa học - công nghệ với các sở Khoa học - Công nghệ trong vùng như sau:

ƒ Phối hợp kiểm tra Nhà nước hàng hóa xuất nhập khẩu ở các tỉnh vùng ĐBSCL chưa được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng chỉ định, chủ

yếu là các tỉnh từ sông Tiền trở xuống;

ƒ Thực hiện các dịch vụ phịng thí nghiệm về thử nghiệm, kiểm định phục

vụ quản lý Nhà nước, kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát môi trường ở các tỉnh vùng ĐBSCL;

ƒ Thực hiện liên kết với các tỉnh ĐBSCL để đưa tiến bộ khoa học về công

nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống ở địa phương.

Để có thể thực hiện được chương trình liên kết, hợp tác này, việc đầu tư nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất và tăng cường năng lực kỹ thuật của Trung tâm thành Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng ĐBSCL đặt tại thành phố Cần Thơ là cần thiết.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đánh giá sự phù hợp về chất

lượng của sản phẩm, hàng hóa và phục vụ công tác thanh tra của các cấp.

Ngày 21/10/2004 Chính phủ đã ban hành nghị định số 179/2004/NĐ-CP

về việc “Qui định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Theo mục 1 điều 27 của nghị định này qui định các cơ quan quản lý nhà nước về

kiểm tra về chất lượng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên thị trường trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Để hướng dẫn các Chi cục TC - ĐL - CL địa phương thực hiện

nhiệm vụ này, ngày 06 tháng 6 năm 2005, Bộ Khoa học và Cơng nghệ cũng đã có Thơng tư số 08/2005/TT-BKHCN “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”

Sau đó, ngày 23/12/2004 Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo

lường - Chất lượng đã ký Quyết định số 1000/QĐ về việc “Phê duyệt 5 chương trình trọng điểm của Tổng cục”. Một trong năm chương trình trọng điểm này là chương trình “Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường giai đoạn 2005-2006”, theo đó các Chi cục TC-ĐL-CL địa phương được phân công thực hiện một số công việc. Hai trong các nhiệm vụ được phân công là:

ƒ Kiểm tra chất lượng hàng hóa trong lưu thơng;

ƒ Thử nghiệm mẫu hàng hóa phục vụ các hoạt động thanh, kiểm tra.

Để hỗ trợ Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thành phố Cần Thơ thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân cơng, cần phải có một đơn vị sự nghiệp khoa học làm nhiệm vụ yểm trợ trong lĩnh vực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu của sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Hiện nay, Trung tâm Cần Thơ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thử nghiệm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên trị trường trong địa bàn TP Cần Thơ nói riêng và trong vùng ĐBSCL nói chung. Các yêu cầu thử nghiệm chuyên sâu phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng nhiều và đa dạng đều phải gửi đến các Phịng thử nghiệm bên ngồi thực hiện, gây lãng phí thời gian và khơng chủ

động được trong công tác.

- Chuẩn bị năng lực kỹ thuật sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế:

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, việc thực thi hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại

tác đánh giá sự phù hợp về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, địi hỏi năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực thử nghiệm, đo lường phải đảm bảo đủ mạnh để

phục vụ cho các nội dung đánh giá như giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận chất lượng sản phẩm; thử nghiệm mẫu phương tiện đo. Đây

cũng là nhu cầu cần thiết để đầu tư nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất và tăng cường năng lực kỹ thuật của Trung tâm thành Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng ĐBSCL đặt tại thành phố Cần Thơ.

Để thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20-01-2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an

ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17-02-2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 31/2005/NQ-HĐND ngày 14-7-2005 của Hội đồng nhân dân

thành phố Cần Thơ (kỳ họp thứ 4 - khóa VII), ngày 18-11-2005 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có kế hoạch hoàn chỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của thành phố Cần Thơ, trong đó có một số mục tiêu, phương hướng, giải pháp chính như sau:

ƒ Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân

20,1%, đóng góp 37,5% GDP; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình qn 26%; vận chuyển hàng hóa tăng bình qn 11%;

ƒ Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chất lượng cao với các sản phẩm chủ yếu là lúa gạo, ngũ cốc, rau quả, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi và hoa kiểng với giá thành hạ.

ƒ Mở rộng, nâng cấp sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế; xây dựng cụm cảng Cần Thơ trở thành cảng trung tâm của vùng. Hoàn thành việc xây dựng cầu Cần Thơ; đầu tư mở rộng, nâng cấp khu cảng Hoàng Diệu, xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Cui, khu cảng Trà Nóc.

ƒ Về mục tiêu tăng trưởng các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng ĐBSCL đến năm 2010, ngày 04-4-2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành quyết định số 73/2006/QĐ-TTg. Các chỉ tiêu phát triển xem phụ lục 2.7: Nhằm từng bước tăng cường điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất trong việc

quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thơng trên thị trường trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Cần Thơ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh về kinh tế - xã

hội của TP Cần Thơ nói riêng và các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung.

“Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công

nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2015” là một trong những dự án của giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển hoạt động khoa học và cơng nghệ giai đoạn 2006 - 2010, có định hướng đến 2020, nhằm thực hiện

một phần nhiệm vụ của Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17-02-2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20-01-2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010 .

“Xây dựng chiến lược phát triển Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng

công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long” dựa trên cơ sở vật chất sẵn có

cũng như đầu tư nâng cấp trụ sở, và tăng cường năng lực kỹ thuật của Trung

tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thành phố Cần Thơ hiện trực thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.Cần Thơ và sau khi đầu tư sẽ trở thành Trung tâm

kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng ĐBSCL đặt tại thành phố Cần Thơ

giai đoạn 2008-2015 đây là dự án hết sức khả thi và vô cùng cấp bách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thành phố cần thơ đến năm 2015 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)