+ Chức năng nhiệm vụ : là mục đích của tổ chức, phân biệt tổ chức với các tổ chức tương tự khác. Nó cịn được gọi là các nguyên tắc kinh doanh, mục
đích, triết lý và tín điều của tổ chức hoặc các quan điểm của tổ chức (sứ mạng
của tổ chức). Từ đó, xác định lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, thơng thường đó là loại sản phẩm cơ bản, hoặc loại dịch vụ chính, các nhóm đối tượng khách
hàng hàng đầu, nhu cầu thị trường, lĩnh vực công nghệ, hoặc tổ hợp các yếu tố này. Khi đề ra chức năng nhiệm vụ phải tính đến ít nhất năm yếu tố chính là: lịch sử của tổ chức, sở thích hiện tại của ban lãnh đạo và các chủ sở hữu, các kiến giải về mơi trường, nguồn nhân lực hiện có và các khả năng đặc biệt. + Mục tiêu: được dùng để chỉ các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức phấn đấu đạt được. Tuy mục tiêu được suy ra từ chức năng nhiệm vụ, nhưng
chúng cần phải cụ thể rõ ràng hơn. Thông thường nội dung mục tiêu là mức lợi nhuận, mức tăng trưởng doanh số bán hàng, thị phần, tính rủi ro và đổi mới.
Mục tiêu thường được chia ra làm hai loại chính là mục tiêu ngắn hạn và mục
tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiện trong một năm, mục
tiêu dài hạn thường được thực hiện trong thời gian hơn một năm. 1.2.3 Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược
Sau khi phân tích điều kiện mơi trường kinh doanh của tổ chức và lựa chọn mục tiêu thích hợp, Ban lãnh đạo cao cấp phải lựa chọn các chiến lược nhằm
đạt mục tiêu đề ra. Một trong các loại mục tiêu chính mà tổ chức cần hoạch định được gọi là mục tiêu tăng trưởng. Một trong các công cụ dùng để lựa chọn
chiến lược gọi chung là bảng phân tích danh mục vốn đầu tư. Trong công tác
quản lý chiến lược, khái niệm danh mục vốn đầu tư nhấn mạnh rằng mức góp vốn của mỗi cá nhân có mối phụ thuộc lẫn nhau và danh mục vốn đầu tư có
khác và quan trọng hơn so với mức tham gia của cá nhân.