Thành phần Kinh tế Nhà nước Kinh tế hỗn hợp Đầu tư nước ngoài
Cộng
61
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê, 2006â)
Cần giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước xuống còn 35%, các thành phần kinh tế hỗn hợp khác cần tăng tỷ trọng lên khoảng 15%. Cụ thể khối kinh tế tư nhân tăng lên 45%, khối đầu tư nước ngoài tăng lên 15%.
3.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo khu vực phát triển.
Hiện nay, các công ty sản xuất thang máy tập trung chủ yếu tại các khu vực TP.HCM và Hà Nội, chính vì vậy sự phát triển của ngành diễn ra khơng đồng đều. Trong khi đó nhu cầu về thiết bị thang máy đang có chiều hướng phát triển tại các khu công nghiệp ở khắp các tỉnh thành của cả nước. Khoảng 90% sản phẩm thang máy tải hàng là cung cấp chủ yếu cho các nhà máy tại các khu cơng nghiệp. Cịn đối với thang máy tải khách thường chủ yếu tập trung ở các khu đô thị mới, mà chủ yếu là: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đã có khoảng 80% nhu cầu về thiết bị thang máy tải khách là tập trung ở khu vực này. Do đó, cần phải có sự qui hoạch đồng bộ về việc phát triển đô thị và các khu công nghiệp để giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn các vùng qui hoạch đầu tư sản xuất thiết bị thang máy phục vụ cho địa phương đó.
3.2.2. Những phân ngành mũi nhọn
Theo sơ đồ chuỗi giá trị đã phân tích ở chương 2, để có thể chủ động về cơng nghệ, thiết bị và thực hiện kinh doanh thang máy đạt hiệu quả cao cần chú trọng phát triển các ngành sau:
3.2.2.1. Sản xuất các cụm thiết bị cơ khí của thang máy.
Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc chế tạo các loại thiết bị cơ khí đơn giản có độ bền cao, phục vụ cho việc sản xuất các cụm chi tiết phức tạp, thay thế dần dần các thiết bị nhập khẩu. Đồng thời nhập khẩu một số máy móc chuyên dụng như: máy cắt CNC, máy dập thép cỡ lớn,….cho ra các sản phẩm có độ chính xác cao.
62
3.2.2.2. Phát triển các hoạt động dịch vụ thang máy
Phát triển các hoạt động dịch vụ thang máy bao gồm: các hoạt động dịch vụ về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp thiết bị thang máy. Xu hướng hiện nay trên thế giới là giảm giá bán sản phẩm thang máy ban đầu để tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ sau khi lắp đặt thang máy. Ở Việt nam các hoạt động này khơng được chú trọng nhiều, chỉ bó gọn trong cơng tác bảo hành, bảo trì và sửa chữa khi thiết bị thang máy bị hư hỏng, chưa phát triển đa dạng và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của nền kinh tế thị trường về các hoạt động dịch vụ thang máy.
3.2.3. Những vùng trọng điểm
Do nhu cầu phát triển đô thị trước đây tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chính vì vậy, các cơng ty sản xuất thang máy cũng chủ yếu phát triển ở hai khu vực trên. Nhưng với điều kiện phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều khu vực đơ thị được phát triển, khơng chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội mà cịn lan rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nhất là khu vực miền trung, nơi mà có nhiều nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào và cũng chính vì vậy đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu thang máy trong khu vực này. Do đó, nếu khơng có sự phối hợp và phân bổ hợp lý trong việc đầu tư sản xuất thiết bị thang máy tại các khu vực trọng điểm sẽ dẫn đến sự mất cân đối về nguồn nhân lực và tài nguyên thiết bị dẫn đến việc gia tăng chi phí vận chuyển thiết bị tại các khu vực ngoài trung tâm.
Hiện tại chúng ta có hai trung tâm sản xuất thang máy lớn ở Việt Nam là TP.HCM và Hà nội, trong tương lai để giảm sự trung chuyển hàng hóa, thiết bị thang máy, chúng ta nên thiết lập thêm các nhà máy sản xuất tại khu vực miền Trung như : Đà nẵng, Bình Định,…
3.2.4. Một số dự án đầu tư, cơng trình quan trọng
Tổng Cơng ty Cơ khí xây dựng (COMA) thuộc Bộ Xây dựng vừa được Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý cho đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thang máy và thiết
63
bị nâng chuyển, công suất 100 thang máy và thiết bị nâng chuyển/năm tại Khu cơng nghiệp Quang Minh, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc đối tượng được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu. Đây cũng là một trong 24 dự án cơ khí trọng điểm của Nhà nước được Chính phủ cho phép đầu tư.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) lần đầu tiên được uỷ nhiệm vai trò làm tổng thầu chế tạo và cung cấp thiết bị toàn bộ bao gồm cả hệ thống thang máy cho các dự án đầu tư như: Cơng trình nhà máy Nhiệt điện ng Bí mở rộng cơng suất 300MW (vốn đầu tư 300 triệu USD) - trong thiết bị thang máy chiếm khoảng 2% trong tổng vốn đầu tư; dây chuyền 2 - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch - công suất 1,4 triệu tấn/năm (vốn đầu tư 100 triệu USD) – trong đó thiết bị thang máy chiếm khoảng 5 triệu USD; hai gói thầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất (trị giá gần 230 triệu USD) và thiết bị thang máy chiếm 5% trị giá của dự án..
3.3. Các chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy Việt nam đến năm 2015. năm 2015.
Từ các kết quả phân tích ở chương 2, chúng tôi xin đề xuất các chiến lược phát triển cho ngành thang máy Việt nam đến năm 2015 như sau:
3.3.1. Chiến lược tổng thể ngành công nghiệp thang máy Việt nam đến năm 2015. năm 2015.
Ngành công nghiệp thang máy phải trở thành ngành cơng nghiệp nền tảng, có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, song song đó chú trọng phát triển lĩnh vực chế tạo thiết bị thang máy để thay thế thiết bị nhập khẩu, chủ động về nguồn thiết bị và công nghệ, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển các hoạt động dịch vụ thang máy ngang tầm khu vực chuẩn bị cho quá trình hội
64
3.3.2. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm
Phát triển mạnh hơn nữa trong sản xuất loại sản phẩm thang máy tải hàng và các thiết bị nâng hạ khác, để dần đáp ứng toàn bộ nhu cầu cho thị trường loại sản phẩm này. Đồng thời cũng tăng cường khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm thang máy tải khách để có thể đáp ứng tốt hơn cho khách hàng. Mặt khác, cũng cần chú trọng phát triển các hoạt động về dịch vụ thang máy cho khách hàng, bởi vì đây chính là thước đo chất lượng thang máy của Việt Nam.
3.3.3. Chiến lược kỹ thuật Công nghệ
Luôn luôn cập nhật các công nghệ mới nhất của ngành thang máy để phát triển và ứng dụng vào công nghệ sản xuất thang máy ở Việt nam.
Ứng dụng các phát minh, kết quả từ các Viện nghiên cứu cơ khí, Viện cơ – điện tử,… thuộc Bộ công nghiệp trong việc sản xuất thiết bị thang máy trong nước.
3.3.4. Chiến lược đầu tư xây dựng những sản phẩm mũi nhọn.
Trong giai đoạn 2007 - 2015 chúng ta xác định vẫn chú trọng phát triển các sản phẩm mũi nhọn như: thang máy tải khách và thang máy tải hàng, bởi vì tiềm lực thị trường cịn rất lớn, nhất là các sản phẩm thang máy tải hàng, bởi vì đây là sản phẩm phục vụ đắc lực nhất trong việc đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hố, sản xuất và lưu thơng của các ngành công nghiệp khác. Mặt khác, các sản phẩm này cịn có mức đầu tư công nghệ tương đối thấp, ngành công nghiệp thang máy Việt nam có thể thực hiện được.
Dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta vẫn cần phải đầu tư song song phát triển các dịch vụ thang máy đề nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước với các công ty thang máy của nước ngoài.
3.3.5. Chiến lược vùng trọng điểm.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cũng như các khu đô thị mới và các khu công nghiệp, ngoài hai trung tâm sản xuất thang máy lớn của cả nước
65
như TP.HCM và Hà Nội, chúng ta nên đầu tư thêm các nhà máy sản xuất thang máy tại các khu vực miền Trung như : Nghệ An, Đà Nẵng, Huế,… để một mặt vừa đáp ứng nhu cầu tại các địa phương. Mặt khác, các nhà máy đó sẽ trở thành các trạm trung chuyển thiết bị thang máy phục vụ cho nhu cầu của cả nước.
3.3.6 Chiến lược đầu tư theo chiều rộng
Đầu tư thành lập mới và mở rộng thêm các nhà máy sản xuất thang máy, xây dựng tháp thử thang máy, xây dựng hệ thống bảo trì đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước, phát triển thương hiệu ngành thang máy Việt nam.
(Xem chi tiết Bảng 3.5 trang 56)
3.3.7. Chiến lược đầu tư theo chiều sâu
Đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất các linh kiện là các sản phẩm đầu vào của ngành thang máy, lập một cơ quan chuyên biệt có chức năng nghiên cứu phát triển về kỹ thuật và về thị trường để định hướng phát triển của ngành, tránh tình trạng bị động trong việc nhập khẩu từ nước ngoài.
67
3.4. Các giải pháp thực hiện
3.4.1. Các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu phát triển
3.4.1.1. Thành lập các cơ quan chuyên trách nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay, Chúng ta có các Viện nghiên cứu về các loại thiết bị tự động hố, cơ khí, điện tử ,…. Tuy nhiên vẫn chưa có một bộ phận hay phịng ban nào chuyên trách trong lãnh vực thang máy. Do đó cần phải thành lập một cơ quan có chức năng nghiên cứu, cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực thang máy, dự báo xu thế phát triển công nghệ của thế giới để thực hiện hoặc định hướng cho các công ty trong ngành triển khai các nghiên cứu đón đầu. Ngồi ra, cơ quan này cịn có nhiệm vụ đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ của các công ty để thực hiện các ưu đãi.
3.4.1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài
Để tiếp cận với kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị thang máy, chúng ta nên có các chính sách khuyến khích các tập đồn thang máy nước ngồi đầu tư vào Việt nam, từ đó chúng ta có thể tiếp cận được các loại máy móc thiết bị chuyên dùng của ngành thang máy nước ngoài trong việc sản xuất các thiết bị thang máy, cũng như học tập kinh nghiệm quản lý, vận hành và lắp đặt các loại thang máy hiện đại trên thế giới ngày nay.
3.4.1.3. Chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi
Một hình thức khác chúng ta có thể áp dụng là thực hiện nhận chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi khi mua các công nghệ mới bằng cách đặt điều kiện các đối tác khi bán thiết bị thì phải đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật của chúng ta có khả năng tự vận hành, khai thác và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt nam, như thế chúng ta sẽ không bị lệ thuộc cơng nghệ với nước ngồi, nâng cao khả năng chủ động phát triển các dịch vụ của thang máy.
68
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các Công ty Việt nam đối với các linh kiện thiết bị nhập khẩu có cơng nghệ cao mà Việt nam chưa sản xuất và chế tạo được để hổ trợ và giúp cho các doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu và giảm giá thành để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.
Nhà nước cũng cần ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm thang máy làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
3.4.2. Các giải pháp về đầu tư sản xuất.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào việc sản xuất các loại thiết bị, linh kiện theo hướng nâng cao khả năng chun mơn hóa, hợp tác hóa trong tồn ngành thang máy.
- Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị , các cụm chi tiết của thang máy để phục vụ cho quá trình sản xuất thang máy.
3.4.3. Các giải pháp về máy móc thiết bị
- Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị thang máy rất cần nguồn vốn đầu tư lớn, bởi vì nhiều cơng trình thang máy có vốn đầu tư cao, do đó chu kỳ sản xuất phải kéo dài mà đa số các doanh nghiệp không đủ khả năng ứng vốn trước để thực hiện. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thang máy, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào cơng nghệ và tham gia các dự án có tầm quốc gia để có thể cạnh tranh với các hãng thang máy của nước ngoài.
- Xây dựng bộ hệ thống tiêu chuẩn và các tính năng kỹ thuật của thiết bị trên thang máy dựa vào định hướng công nghệ của bộ phận nghiên cứu và phát triển.
69
- Đối với thiết bị địi hỏi phải có phần mềm điều khiển, chúng ta sẽ chỉ mua thiết bị và yêu cầu đối tác chuyển giao công nghệ để tự phát triển phần mềm.
70
3.4.4. Các giải pháp về Marketing
3.4.4.1 Chú trọng nghiên cứu thị trường
Để thực việc tiếp thị hiệu quả, ngành thang máy Việt nam nên thành lập một bộ phận chuyên trách việc nghiên cứu thị trường về nhu cầu khách hàng, bộ phận này có thể nằm chung với cơ quan nghiên cứu và phát triển kỹ thuật của các Viện nghiên cứu, ….
Việc nghiên cứu về thị trường thang máy ở Việt nam có thể được thực hiện bằng cách phối hợp với các bộ phận nghiên cứu của các doanh nghiệp sản xuất thang máy trong nước, kết hợp với các kết quả nghiên cứu của sinh viên thuộc các khoa chuyên ngành cơ khí, thiết bị tự động hố của các trường Đại học Bách khoa, Kỹ thuật,… Ngồi ra, cũng có thể sử dụng các cơng ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để thực hiện việc nghiên cứu thị trường thang máy trong nước.
3.4.4.2. Thực hiện chiến lược Marketing-Mix (4P) ở mỗi doanh nghiệp
* Về sản phẩm
- Đảm bảo chất lượng ổn định của sản phẩm và dịch vụ thông qua việc chú trọng hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.
- Ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thang máy hoàn chỉnh , chi tiết , phù hợp với điều kiện ở Việt nam .
- Tăng cường và chú trọng các hoạt động về dịch vụ như : bảo trì, sửa chữa thiết bị thang máy. Thiết lập các đường dây nóng để phục vụ và giải quyết các vấn đề về sự cố của thang máy.
* Về giá cả
- Tận dụng các ưu thế về nguồn tài nguyên, thiết bị sản xuất trong nước và nguồn nhân công lao động giá rẻ ở trong nước, chúng ta có thể thực hiện các chính sách giá cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước ngồi để nhằm duy trì lợi thế của mình về mặt giá.
71
* Về phân phối
- Thiết lập các kênh thông tin bao gồm các cộng tác viên như: Kiến trúc sư, Công ty tư vấn thiết kế, Công ty xây dựng,… để cập nhật thông tin và cung cấp các đặc tính kỹ thuật của thang máy cho việc thiết kế và xây dựng các tòa nhà cao tầng.
- Thiết lập hệ thống bán hàng và bảo trì, sửa chữa thang máy ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu phát triển ở các vùng trong cả nước.
* Về Chiêu thị
- Chú trọng các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, định kỳ tổ chức các hội thảo với