Nấm Pyricularia oryzae hay Magnaporthe grisea

Một phần của tài liệu Phân lập nấm gây bệnh đốm nâu trên cây lúa (oryza sativa) và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lên men lactic ức chế phát triển nấm bệnh này (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Một số loại nấm gây hại trên lúa

1.4.2. Nấm Pyricularia oryzae hay Magnaporthe grisea

 Đặc điểm

Pyricularia là một thành viên của họ Dematiaceae, bộ Moniliales; P. oryzae là nguyên nhân chính gây bệnh đạo ôn (nổ lốp) ở lúa; Nấm bệnh thường

giết chết hoàn toàn cây con; đơi khi trên lúa trưởng thành, nó cũng nhiễm trên nhiều thực vật như cỏ mần trầu voi (Euleusine coracana) và kê (Setaria italica). Hệ sợi nấm phất triển và phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm nội bào hoặc gian bào, tế bào thường nhiều nhân, cuống bào tử thường đơn, dài, mảnh, có hoặc khơng có vách ngăn, và thường khơng phân nhánh. Một nhóm cuống bào tử mọc trên chất nền, bào tử màu nâu nhợt, dạng quả lê ngược và có 2 vách ngăn (tạo 3 ngăn) (Hình 1.8 ). Mỗi bào tử gắn với cuống bào tử bởi rốn hạt (hilum) như nhú lồi. Bào tử được phóng thích độ ẩm rất cao đặc biệt vào ban đêm, có thể sự vỡ ra của rốn hạt gây phóng thích bào tử [13].

Giai đoạn vơ tính: Pyricularia oryzae Cav. et. Bri (còn gọi là Pyricularia

grisea) thuộc họ Moniliacea, bộ Miniliales.

Giai đoạn hữu tính: Magnaportha grisea thuộc lớp nấm túi (thường khơng có ngồi tự nhiên)

Nấm đạo ơn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 24 – 28oC và ẩm độ khơng khí là 93% trở lên. Phạm vi nhiệt độ nấm sinh sản bào tử là 10 – 30oC. Ở 28°C cường độ sinh bào tử nhanh và mạnh nhưng sức sinh sản giảm dần sau 9 ngày,

Hình 1.8 Cuống bào tử và bào tử của Pyricularia oryzae (Sharma, 1998),

17

trong khi đó ở 16oC, 20oC và 24oC sự sinh sản tăng và kéo dài tới 15 ngày sau đó mới giảm xuống. Điều kiện ánh sáng âm u có tác động thúc đẩy q trình sinh sản bào tử của nấm. Bào tử này nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 24 – 28oC và có giọt nước.

Q trình xâm nhập của nấm vào cây phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, ẩm độ khơng khí và ánh sáng. Ở điều kiện bóng tối, nhiệt độ 24oC và ẩm độ bão hòa là thuận lợi nhất cho nấm xâm nhập vào cây. Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra một số độc tố như acid α – pycolinic (C6H5NO2) và pyricularin (C18H14N2O3) có tác dụng kìm hãm hơ hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm gây bệnh đốm nâu trên cây lúa (oryza sativa) và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lên men lactic ức chế phát triển nấm bệnh này (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)