Nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Một phần của tài liệu Phân lập nấm gây bệnh đốm nâu trên cây lúa (oryza sativa) và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lên men lactic ức chế phát triển nấm bệnh này (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Một số loại nấm gây hại trên lúa

1.4.4. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là một loại nấm gây bệnh thực vật với phạm vi ký chủ rộng và phân bố trên tồn thế giới. Nó được phát hiện cách đây hơn 100 năm. R. solani thường tồn tại dưới dạng phát triển giống như sợi trên cây hoặc nuôi cấy, và được coi là mầm bệnh từ đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Trên lá, thân, cành và trái của các cây bệnh có nhiều sợi nấm trắng hoặc nâu và hạch nấm có màu trắng; sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen. Hạch nấm có hình dạng và kích thước rất thay đổi. Chúng có dạng trịn hoặc bầu dục nhưng mặt bám vào cây thì dẹt, có đường kính 1 - 4 mm, bề mặt của hạch có nhiều lổ nhỏ như tổ ong, có chất dịch màu nâu vàng đọng lại ở hạch còn non. Các hạch nấm mọc riêng lẻ hoặc kết dính vào nhau thành từng cụm. Hạch nấm được cấu tạo bởi những sợi nấm cuộn vào nhau một cách lỏng lẻo. Sợi nấm có tính phân nhánh vng góc và sợi nấm con co thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ. Sợi nấm có đường kính 3 – 17 micromet, tỉ lệ chiều dài và đường kính sợi nấm là 5:1.

19

R. solani được biết đến là nguyên nhân gây ra các bệnh thực vật khác nhau

như thối cổ áo, thối rễ, giảm xóc và thân dây. R. solani tấn cơng vật chủ của nó khi chúng đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, như hạt giống và cây con, thường được tìm thấy trong đất. Tác nhân gây bệnh được biết là gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây bằng cách tấn công chủ yếu vào rễ và thân dưới của cây. Mặc dù nó có một loạt các vật chủ, mục tiêu chính của nó là cây thân thảo. Tác nhân gây bệnh hiện không được biết là tạo ra bất kỳ bào tử vơ tính (conidia), mặc dù nó được coi là có vịng đời vơ tính. Đơi khi, bào tử (basidiospores) được sản xuất trên cây bị nhiễm bệnh. Chu kỳ bệnh của R. solani rất quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát mầm bệnh.

Bảng 1.4 Bảng khảo sát tác nhân gây bệnh của nấm

STT Bệnh

nấm

Tên nấm Tác nhân gây bệnh

1 Bệnh đốm nâu Curvularia lunata Bào tử nảy mầm thành ống mầm; ống mầm sẽ hình thành một cấu trúc đặc biệt gọi là giác bám (vòi bám, vòi áp, đĩa áp) và tạo ra tiếp đế xâm nhập (vòi xâm nhập) xuyên qua bề mặt ký chủ. 2 Bệnh đạo ơn Pyricularia oryzae

Q trình xâm nhập của nấm P.oryzae bắt đầu bằng sự nhiễm bào tử lên bề mặt của lá , sau đó bào tử nảy mầm trên bề mặt vật chủ, chất nhầy được tiết ra ở đỉnh bào tử, hình thành

20

ống nảy mầm (Tucker S.L. và Tablbot N.J., 2001).

Phía đầu ống nảy mầm phình to lên (đường kính ~ 5mm) và tạo thành sợi áp bám chặt bề mặt ký chủ (Nguyễn Lân Dũng, 1982;

Kanzaki H và cs, 2002; Wei L. Và cs, 2008). Từ sợi áp mọc ra sợi hút chọc thủng biểu bì và xâm nhập vào bên trong tế bào kí chủ, khi xuyên vào tế bào cây chủ một số sợi hút không làm rách được màng nguyên sinh chất mà chỉ làm màng này lõm vào.

Nhiều khi sợi mút phân ra khá nhiều nhánh bên trong tế bào để tăng diện tích hấp thu các chất dinh dưỡng.

Nấm P.oryzae có thể xâm nhiễm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng cây lúa ( Amit K.P và cs, 2001; Nguyen Thi Lang và cs, 2009). Sự xâm nhiễm từ tế bào bị tấn công đầu tiên đến các tế bào xung quanh thông qua các sợi liên bào giữa các tế bào.

Nấm P.oryzae có lối sống dị dưỡng. Trong suốt thời kì dinh dưỡng, nấm có thể sinh trưởng bên trong phần tế bào chất cây chủ được bao bọc bên ngoài bởi màng tế bào (Chen D và cs, 2010) 3 Bệnh đốm vằn Rhizoctonia solani Kuhn

Sự lây lan của nấm theo chiều đứng chủ yếu từ bẹ lá lên lá bằng sợi nấm. Khi hạch nấm bám vào bẹ lá sẽ nảy mầm ra sợi nấm rất nhỏ, sợi nấm có thể xâm nhập trực tiếp qua biểu bì hay khí khổng. Để xâm nhiễm qua khí khổng,

21

khuẩn lạc phải phát triển len vào mặt trong của bẹ lá và xâm nhiễm vào

4 Bệnh

tiêm lửa

Bipolaris oryzae

B. oryzae tiết ra hai loại độc tố là Cochliobolin

gây độc cho cây mạ, hạn chế sự phát triển của rễ lúa và Ophiobolin gây độc cho rễ và diệp lục, gây héo úa cây. Nấm xâm nhiễm bất kỳ phần nào của hạt giống bởi hệ thống mạch dẫn hoặc trực tiếp bởi những vết thương tự nhiên hoặc nhân tạo. Nấm lây nhiễm thông qua giai đoạn nở hoa tạo hạt, bào tử của một số loại nấm nảy mầm và sợi nấm phát triển đến phơi nơi chúng có thể tồn tại như một sợi nấm tiềm sinh không hoạt động cho đến khi hạt nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, điều kiện cho nấm phát triển cũng xuất hiện.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm gây bệnh đốm nâu trên cây lúa (oryza sativa) và bước đầu sàng lọc vi khuẩn lên men lactic ức chế phát triển nấm bệnh này (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)