4.1. Kết luận
Từ 3 mẫu lá lúa bị nhiễm bệnh đã phân lập, làm thuần được 13 chủng nấm có khả năng gây bệnh trên lá lúa. Trong đó có ba chủng nấm N6, N35, N29 có hình thái bào tử giống với các chủng Curvularia spp.
Ba chủng nấm N6, N35 và N29 phát triển mạnh trên mơi trường CMA, RICE. Tong đó N6 phát triển mạnh thêm trên môi trường PSA.
Định danh được hai chủng nấm N6, N35 dựa vào đặc điểm hình thái và vùng bảo tồn ITS nghi ngờ chủng N6 là Curvularia geniculata và chủng N35 là Curvularia
lunata.
Kết quả tái nhiễm theo quy tắc Koch của chủng nấm N6 và N35 cho thấy hai chủng này có khả năng xâm nhiễm và gây bệnh đốm nâu trên lá lúa.
Các chủng khuẩn lactic L10L, L2N và C1 có khả năng ức chế mạnh đồng thời hai chủng nấm N6 và cả N35 trong thí nghiệm đối kháng in vitro.
Ba chủng này cũng thể hiện khả năng đối kháng 2 chủng nấm N6 và N35 in vivo. Đặc biệt là chủng L10L có khả năng ức chế hiệu quả đối với cả hai chủng N6,
N35 in vivo.
4.2. Kiến nghị
Định danh chủng nấm N29 và tiến hành khảo sát khả năng tái nhiễm theo quy tắc Koch của các chủng nấm đã phân lập được còn lại.
Tiếp tục sàng lọc các chủng vi khuẩn nội sinh cây lúa tìm các chủng kháng nấm bệnh N6, N35, N29.
Sản xuất chế phẩm sinh học kháng các loại nấm bệnh trên lúa từ các chủng vi khuẩn lactic đã khảo sát có hoạt lực ức chế nấm cao.
Tuyển chọn, sàng lọc thêm các chủng LAB khác đã phân lập để tạo nguồn nguyên liệu chế phẩm sinh học đa dạng, đa chức năng để ức chế được nấm bệnh gây hại nông nghiệp.
80