6. Kết cấu của luận văn
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm (Literature Review)
1.3.2 Nghiên cứu của Gropp và Heider (2009)
Cơng trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố tác
động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng những dữ
liệu đã thu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu Âu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004.
Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị
trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô (Size),
Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk). Đồng thời, các tác giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến Địn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage).
Bảng 1.2: Kết quả thực nghiệm của Gropp và Heider (2009)
BIẾN ĐỘC LẬP
CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN Tất cả các ngân hàng Các ngân hàng tại Hoa Kỳ Các ngân hàng tại Châu Âu Market-to-book
Ratio
Tỷ số giá trị thị trường so
với giá trị sổ sách - + -
Profits Lợi nhuận - - -
Size Quy mô + + +
Collateral Tài sản thế chấp + + +
Dividends Cổ tức - - -
Risk Rủi ro - - -
Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính
Cơng trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dường
như đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các công ty. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng minh cho
quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính). Tóm lại, những chứng
cứ phát hiện của Gropp và Heider (2009) được thể hiện trong bảng 1.2 bên trên.