Một số giải pháp đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

4.2 Một số giải pháp đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

4.2.1 Cân nhắc các nhân tố

Một cấu trúc vốn hợp lý sẽ góp phần gia tăng khả năng sinh lời nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Với ý nghĩa này và qua những phân tích về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, đề tài đưa ra một số đề xuất đối với các ngân

hàng thương mại Việt Nam như sau:

4.2.1.1 Nâng cao vốn chủ sở hữu

Ta nhận thấy rằng nhân tố Lợi nhuận và Tài sản cố định có mối tương quan

ngược chiều đối với Địn bẩy tài chính. Nghĩa là, khi lợi nhuận ngân hàng hoặc tài sản

cố định càng tăng thì tỷ lệ nợ sẽ có xu hướng càng giảm đi. Vậy thì, với tình huống này, ta có thể thực hiện chiến lược sau: khi ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hoặc tài sản cố định đang tăng trưởng cao thì nên ưu tiên lựa chọn huy động thêm

nguồn tiền thông qua kênh mở rộng vốn chủ sở hữu (nguồn vốn trong nước hoặc thực hiện phương án gọi vốn từ cổ đơng chiến lược nước ngồi – thu hút nhà đầu tư ngoại).

Đương nhiên, với nguồn vốn tự có nội bộ chủ động dồi dào, ngân hàng sẽ có nhiều cơ

hội thuận lợi hơn cho các chiến lược kinh doanh và dự án phát triển sau này (Thật vậy, vốn chủ sở hữu mang đến rất nhiều lợi ích như: gia tăng tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo lập niềm tin về thương hiệu ngân hàng, nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh, điều tiết hài hòa tốc độ tăng trưởng, và là nguồn vốn tương đối ổn định giúp ngân hàng trụ vững trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt như hiện nay).

4.2.1.2 Gia tăng đòn cân nợ

Trước hết, kết quả cho ta thấy nhân tố ROE có tác động đồng biến đến Địn bẩy tài chính. Do đó, khi nhận thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng lên thì các ngân hàng nên tận dụng các khoản nợ từ nguồn bên ngoài (một phần để

khuếch trương khả năng sinh lời hơn nữa, một phần để hưởng các lợi ích từ tấm chắn thuế lãi vay và chi phí sử dụng vốn thấp).

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa

quy mơ ngân hàng và địn bẩy tài chính. Quả thực, sự tăng cường quy mô (thông qua nâng cao tổng tài sản) có thể tạo nên nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong công

đau thương cho thấy: Niềm tin của khách hàng có thể thay đổi một phần nào đó theo quy mô ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng nào có quy mơ càng lớn, tài sản ổn định và lành

mạnh thì niềm tin càng vượt trội hơn và ngược lại. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng càng gia tăng quy mô (thông qua con đường nâng cao tổng tài sản) thì sẽ càng thúc đẩy

hơn nữa khả năng huy động vốn. Như vậy, kết quả của chiến lược trên là: ngân hàng sẽ

có thể có nhiều khách hàng hơn, huy động được nhiều nguồn vốn hơn (với các chi phí khác nhau và các kỳ hạn khác nhau) để tài trợ cho các kế hoạch kinh doanh hấp dẫn

trong tương lai. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, nâng cao quy mô ngân hàng cũng đồng

nghĩa với nâng cao uy tín thương hiệu. Và đó cũng chính là phương án khả thi nhất giúp ngân hàng vay nợ tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn và hội tụ đủ tiềm lực tài chính để phát triển vững mạnh hơn về sau này.

Lẽ dĩ nhiên, kế hoạch nâng cao khả năng sinh lời và quy mơ ngân hàng (từ đó gia

tăng địn bẩy tài chính để kinh doanh) càng có ý nghĩa hơn đối với nhóm ngân hàng có

quy mơ cỡ vừa và nhỏ. Thật vậy, với quy mơ nhỏ hẹp và khả năng sinh lời cịn thấp, các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn và cạnh tranh với các ngân hàng có quy mơ lớn (có thể khách hàng vẫn chưa thực sự có đủ niềm tin). Quả

thực, tâm lý của người gửi tiền luôn muốn “chọn mặt gửi vàng”, hay nói đúng hơn là

ưu tiên lựa chọn ngân hàng có quy mơ lớn, uy tín tốt và khả năng sinh lời cao (nhất là

vào những thời điểm trần lãi suất huy động được áp dụng cho tất cả các ngân hàng – lãi suất đều ở ngưỡng như nhau khơng có khác biệt gì giữa các ngân hàng).

Tổng quát lại, phương án gia tăng địn bẩy tài chính (thơng qua con đường nâng

cao quy mô và khả năng sinh lời) để phát triển hoạt động kinh doanh thì dường như khá

hữu hiệu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược trên chưa hẳn là chìa khóa vạn năng cho bất kỳ ngân hàng nào (vì đơi khi đòn cân nợ quá lớn lại

mang đến những kết quả đáng buồn như vấn đề về rủi ro thanh khoản và hệ số an tồn

vốn). Vì vậy, tùy từng ngân hàng cụ thể, tùy từng giai đoạn cụ thể, việc tăng giảm đòn

cân nợ nên được cân nhắc và lên kế hoạch cho phù hợp (khơng nên hồn tồn rập khuôn và cố định kéo dài suốt chu kỳ, nhưng cũng không nên biến động quá đột ngột).

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy rằng các biến GROW, GDP và INF không ý nghĩa thống kê cao trong mơ hình hồi quy. Tuy nhiên, ta cũng có thể rút ra vài vấn đề

mà các ngân hàng thương mại Việt Nam cần lưu ý.

Trước hết, dù không rõ ràng lắm, nhưng tăng trưởng ngân hàng và tăng trưởng

tổng sản phẩm quốc nội vẫn có thể có khả năng tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Do vậy, nếu nền kinh tế đang có chiều hướng phát triển hoặc các ngân hàng đang

trên đà tăng trưởng tốt thì phương án lựa chọn là nên xem xét đẩy mạnh công tác huy động nợ vay từ khách hàng (nhưng có cân nhắc kỹ lưỡng). Đồng thời, tận dụng các lợi

thế từ tốc độ tăng trưởng mạnh và nguồn vốn trong xã hội dồi dào, các ngân hàng cũng có thể nâng cao thêm nữa vốn chủ sở hữu của mình (để gia tăng khả năng tài chính và

tạo động lực mạnh mẽ cho những giai đoạn tăng trưởng tiếp theo).

Ngoài ra, ta thấy biến INF có tương quan ngược chiều với địn cân nợ (dù khơng

khả quan lắm). Do vậy, trong những giai đoạn đất nước có lạm phát biến động mạnh

(quá cao trong nền kinh tế), các ngân hàng nên xem xét phương án đòn bẩy tài chính

thấp để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, đồng thời nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu

để có nhiều cơ hội hơn cho các chiến lược phát triển sau này.

4.2.2 Lựa chọn mơ hình cấu trúc vốn phù hợp

Qua kết quả phân tích, ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến

năm 2012, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như ngày càng có xu hướng duy

trì cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao (đặc biệt là cao hơn rất nhiều so với các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh). Cụ thể, địn cân nợ bình qn là 86.68% (riêng đối với các ngân hàng có quy mơ lớn, độ nghiêng địn bẩy này có thể lên đến 98.92%). Đồng thời,

nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả.

Như ta đã biết, hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Một sự gia giảm địn cân nợ cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (có khi phát triển tốt đẹp, nhưng có khi hệ lụy thương tâm). Và rồi

kiệt quệ tài chính (vấn đề rủi ro thanh khoản) xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng

để thực hiện những lời hứa cam kết đối với khách hàng hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ

rất khó khăn. Rõ ràng là địn bẩy tài chính cao sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với những hứa hẹn tốt đẹp đó là

những hệ lụy khôn lường: mức độ an toàn sụp giảm, quá nhiều rủi ro phát sinh, tình hình tài chính ln căng thẳng, phức tạp, v.v…

Chính vì những lý lẽ trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên xem xét lựa chọn, cân nhắc đắn đo trước khi thực hiện các quyết định cấu trúc vốn của mình. Cụ thể, một số mơ hình cấu trúc vốn được đề xuất như sau:

Nhóm 1 (các ngân hàng có quy mơ lớn: Tổng tài sản trên 100,000 tỷ đồng và Vốn chủ sở hữu trên 9,000 tỷ đồng): Mơ hình cấu trúc vốn với địn bẩy tài chính

nên lớn hơn 92%.

Nhóm 2 (các ngân hàng có quy mơ trung bình: Tổng tài sản từ 45,000 - 100,000

tỷ đồng và Vốn chủ sở hữu từ 4,500 - 9,000 tỷ đồng): Mơ hình cấu trúc vốn với

địn bẩy tài chính nên dao động trong biên độ 85% - 92%.

Nhóm 3 (các ngân hàng có quy mơ nhỏ: Tổng tài sản từ 45,000 tỷ đồng trở xuống và Vốn chủ sở hữu thấp hơn 4,500 tỷ đồng): Mơ hình cấu trúc vốn với địn

bẩy tài chính nên nhỏ hơn 85%.

Tuy nhiên, các mơ hình trên chỉ mang tính chất đề xuất khái quát. Vấn đề ở đây là ta khơng nên có một độ nghiêng đòn bẩy cố định, áp dụng một cách hời hợt và duy trì cứng nhắc, máy móc trong tất cả những thời điểm hoạt động kinh doanh. Trái ngược lại, các ngân hàng nên nghiên cứu phối hợp nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau (như mục

tiêu, chiến lược, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh, quy mơ hoạt động, tình hình thị

trường, v.v…) mà lựa chọn cho mình một cấu trúc vốn thích hợp.

Rõ ràng là mơ hình lý tưởng bao giờ cũng khó tìm kiếm, nhưng với những phân tích, sàng lọc, dự báo chính xác, ứng dụng cơng nghệ thông tin, v.v…các ngân hàng

thương mại Việt Nam sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tiến gần đến mơ hình

cấu trúc vốn phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất (với chi phí sử dụng vốn thấp nhất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)