6. Kết cấu của luận văn
3.4 Kết quả nghiên cứu
3.4.7.3 Biến Quy mô (SIZE)
Qua kết quả nghiên cứu, cả sáu mơ hình được lựa chọn trong bảng Tổng hợp
(Phụ lục 04) đều cho thấy biến Quy mơ có tác động thuận chiều đến biến Địn bẩy tài chính với mức ý nghĩa thống kê 1%. Nhận định này khá tương đồng với Lý thuyết chi
cùng đã giúp ta nhận dạng được xu hướng ảnh hưởng và củng cố thêm chứng cứ thực
nghiệm cho các lý thuyết kỳ vọng ban đầu.
Thật vậy, với một quy mô lớn, độ rủi ro của ngân hàng sẽ phần nào đó giảm đi; từ đó, các tổ chức kinh tế, dân cư, hộ gia đình, và cá nhân sẽ yên tâm hơn khi gửi gắm khoản tiền tiết kiệm ít ỏi của mình vào ngân hàng. Như ta đã biết, ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động huy động tiền gửi của công chúng và rồi cấp tín dụng. Nếu các thành phần dân cư trong nền kinh tế khơng có đủ niềm tin vào ngân hàng, họ sẽ rất đắn đo trong việc gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Chính quy mô (thể hiện qua tổng tài sản có) của ngân hàng là một yếu tố khá quan trọng giúp khách hàng quyết định nên hay không nên, chọn hay không chọn ngân hàng này thay vì ngân hàng khác. Có vẻ như luận điểm này đã mô tả thực trạng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012: Những ngân hàng càng lớn thì càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và gia tăng nguồn vốn huy động thông qua các kênh như: tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, v.v…
Như vậy, khơng cịn nghi ngờ gì nữa, ngân hàng có quy mơ lớn thì sẽ có khả
năng vay nợ nhiều hơn. Quả thực, khách hàng tin tưởng hơn, gửi tiền nhiều hơn. Ngân
hàng thuận lợi hơn, ít chi phí hơn trong việc huy động vốn. Lợi nhuận cao hơn. Hoạt
động tốt hơn. Hay nói cách khác, một khi quy mô ngân hàng càng gia tăng thì sự tín
nhiệm sẽ tăng, từ đó kéo theo địn bẩy tài chính cũng tăng theo. Đường xu hướng trong
đồ thị ở phần Phụ lục 20 có dạng dốc lên biểu thị tính tương quan thuận giữa hai biến SIZE và LEV. Ngoài ra, kết quả xu hướng tác động của Quy mơ và Địn bẩy tài chính ở
đề tài này cũng đã trùng khớp với các nghiên cứu thực nghiệm của Buferna và cộng sự
(2005), Gropp và Heider (2009), Çağlayan và Şak (2010), và Octavia và Brown (2008).
Tóm lại, nhờ vào những bằng chứng có ý nghĩa trên, ta càng có cơ sở đáng tin để khẳng định lập luận rằng: giữa Quy mơ và Địn bẩy tài chính có tồn tại một mối quan hệ