6. Kết cấu của luận văn
4.1 Kết luận về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương
mại Việt Nam
4.1.1 Nhân tố Lợi nhuận (Profitability)
Kết hợp cả hai phần phân tích mơ tả thống kê và nghiên cứu định lượng mơ hình hồi quy, ta nhận thấy rằng nhân tố Lợi nhuận có tương quan âm đối với Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghĩa là, khi các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (hay khả năng sinh lời của ngân hàng) cao thì thu nhập giữ lại
để tái đầu tư cũng cao – đây chính là nguồn vốn dùng để tài trợ nội bộ. Hay nói đúng
hơn, một khi ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng có xu hướng sử dụng nguồn
vốn bên trong hơn là kiếm tìm các món nợ bên ngồi (và do đó, giảm đi lát bánh tài trợ
nợ). Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, độ nghiêng địn bẩy trong mơ hình được kiểm định là
có hình dáng dốc xuống. Chính kết quả này đã lý giải cho lập luận của Lý thuyết Trật tự phân hạng. Tổng quát lại, ta có thể kết luận là chấp nhận giả thuyết:
H1: Lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Địn bẩy tài chính.
4.1.2 Nhân tố Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Với ngân hàng có sử dụng địn bẩy tài chính thì chắc hẳn khi ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao, địn bẩy này sẽ khuếch đại phần nào đó thu nhập cho các chủ sở hữu ngân hàng. Lẽ dĩ nhiên, trong những giai đoạn ngân hàng thương mại Việt Nam có Tỷ suất sinh lời ROE cao, địn bẩy tài chính đã tăng cùng với kỳ vọng về lợi nhuận của các chủ sở hữu. Đồng thời, theo Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, nhân tố Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tương quan thuận với độ nghiêng của địn bẩy tài chính. Chính vì thế, với kết quả thực nghiệm của phân tích mơ tả thống kê và ước
lượng mơ hình hồi quy có được, ta kết luận là chấp nhận giả thuyết:
4.1.3 Nhân tố Quy mô (Size)
Logarit tự nhiên của Tổng tài sản là chỉ tiêu được sử dụng để đo lường quy mô hoạt động của các ngân hàng (nhằm làm căn cứ xác định nhân tố SIZE ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn cấu trúc vốn). Một ngân hàng có tài sản càng cao, tức quy mơ hoạt
động càng lớn cho thấy rủi ro phá sản thấp, chi phí kiệt quệ tài chính đã được kiểm sốt
tốt, chi phí đại diện của nợ vay thấp (do đảm bảo khả năng chi trả), dịng tiền ít biến
động và tình trạng bất cân xứng thơng tin cũng trở nên ít hơn so với các ngân hàng có
quy mơ nhỏ. Khơng những thế, khi ngân hàng đạt được tài sản cao hơn thì dường như
khả năng gia tăng lợi nhuận hoạt động cũng sẽ cao. Thật vậy, vì khi sử dụng nhiều nợ
hơn trong cấu trúc vốn thì phần tài sản tăng thêm lúc đó dùng để bù đắp phần chi phí
biến đổi gia tăng tương ứng và phần cịn lại thì được dùng để khuếch trương lợi nhuận kỳ vọng (khai thác và tận dụng nhiều nợ hơn để kinh doanh sẽ có thể đạt được hiệu quả
cao (vì điều hiển nhiên là chi phí sử dụng vốn ở đây sẽ tương đối thấp hơn so với các
nguồn tài trợ khác do xuất phát từ hai nguyên nhân: một là, rủi ro đối với chủ nợ thấp
hơn; và hai là, nợ vay tạo ra lá chắn thuế nên gánh nặng lãi vay thực tế ngân hàng phải
chịu thấp hơn)). Hơn nữa, với quy mô lớn, ngân hàng cũng sẽ tạo được vùng đệm an
toàn tốt hơn, rủi ro kinh doanh thấp hơn. Do đó, khách hàng sẽ tin tưởng hơn, thị trường sẽ tín nhiệm hơn. Kết quả là khả năng huy động vốn cũng sẽ cao hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này có vẻ như đã phù hợp với các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm đã được kiểm định. Chính vì thế, tổng hợp kết quả phân tích mơ tả
thống kê và định lượng mơ hình hồi quy, ta có thể khẳng định là chấp nhận giả thuyết:
H3: Quy mơ ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Địn bẩy tài chính.
4.1.4 Nhân tố Tài sản cố định (Fixed Assets)
Trong các mơ hình mà đề tài đã lần lượt tiến hành ước lượng, tất cả các kết quả cuối cùng đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa Tài sản cố định và Đòn bẩy tài chính. Hay nói khác đi, điều này có nghĩa là nếu ngân hàng thương mại có tài sản cố định càng cao thì sẽ càng có khuynh hướng sử dụng địn bẩy tài chính thấp hơn. Lập
luận này có vẻ như đã trái ngược với các doanh nghiệp phi tài chính. Tuy nhiên, nó
dường như đã mô tả đúng bản chất hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
tăng thương hiệu vững mạnh trên thị trường thì ngân hàng sẽ có thể vơ tình phải cắt giảm đi một phần nào đó các hoạt động cịn lại (chẳng hạn như nghiệp vụ cho vay khách
hàng để tránh đầu tư hoạt động quá dàn trải nhiều rủi ro phát sinh). Hơn nữa, ngân
hàng cũng có thể dùng nguồn vốn tự có của mình để tài trợ cho sự gia tăng của tài sản cố định. Một cách ngẫu nhiên, những vấn đề mấu chốt này sẽ có thể làm cho tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giảm đi đáng kể. Ngoài ra, Lý thuyết chi phí đại diện và nghiên cứu thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010) cũng tìm thấy mối tương quan nghịch biến giữa Tài sản cố định và Địn bẩy tài chính. Do vậy, với kết quả từ mô tả thống kê và phân tích mơ hình định lượng, ta kết luận là chấp nhận giả thuyết:
H4: Tài sản cố định ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Địn bẩy tài chính.
4.1.5 Nhân tố Tăng trưởng (Growth)
Khi phân tích mơ tả thống kê mối quan hệ giữa hai biến, kết quả cho ta thấy rằng
Tăng trưởng có tương quan ngược chiều đến Địn bẩy tài chính. Điều này chứng tỏ rằng
khi ta phân tích đơn lẻ, nhân tố Tăng trưởng có vẻ như đã phản ánh phù hợp với các lý thuyết về cấu trúc vốn. Nghĩa là, khi ngân hàng có tăng trưởng càng cao thì sẽ càng có
khuynh hướng sử dụng nợ thấp hơn.
Tuy nhiên, đến lúc chuyển sang phân tích mơ hình định lượng (với sự kết hợp nhiều biến vào cùng một lúc), kết quả lại cho thấy nhân tố Tăng trưởng có thể có tương
quan nghịch nhưng cũng có thể có tương quan thuận với Địn bẩy tài chính. Trong đó,
đại đa số các mơ hình hồi quy ước lượng đều thiên về chiều hướng mối quan hệ đồng
biến giữa Tăng trưởng và Địn bẩy tài chính. Hay nói đúng hơn, khi ngân hàng càng
tăng trưởng thì càng có xu hướng gia tăng huy động vốn từ khách hàng. Dường như kết
quả này đã phù hợp với thực trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn khảo cứu. Thật vậy, với khát vọng tài trợ cho tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ vào những
giai đoạn đầu, điều hiển nhiên là các ngân hàng sẽ phải nâng cao địn bẩy tài chính trong
cấu trúc vốn của mình (vì bởi lẽ vốn tự có ngân hàng thì chỉ có giới hạn nhất định
nhưng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh thì dường như lại vơ hạn). Hơn nữa, tăng
trưởng cũng có thể được xem là một tín hiệu tốt làm an lòng các tổ chức kinh tế, dân cư,
hộ gia đình, v.v…khi quyết định gửi gắm các khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi của mình vào ngân hàng. Vì thế, với chu kỳ phát triển kinh doanh đặc thù vốn có của các ngân
hàng thương mại Việt Nam, Tăng trưởng có tương quan thuận với Địn bẩy tài chính là điều có thể lý giải được.
Nhưng vấn đề ở đây là kết quả trong tất cả các mô hình hồi quy đều cho thấy
biến này có mức ý nghĩa giải thích mơ hình định lượng rõ ràng là khơng khả quan gì.
Do đó, ta chưa thể hồn tồn khẳng định được độ tin cậy về tác động thực sự của nhân
tố Tăng trưởng đến Đòn bẩy tài chính. Hay nói khác đi, với mẫu dữ liệu và thời gian khảo sát của mẫu, ta chưa có đủ bằng chứng để có thể chấp nhận hay bác bỏ giả thiết H5
(Tăng trưởng ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Địn bẩy tài chính).
4.1.6 Nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tương tự với biến GROW, nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cũng
xảy ra kết quả đảo ngược giữa hai phần phân tích mơ tả thống kê và nghiên cứu định
lượng.
Trước hết, nếu ta xét mối quan hệ giữa GDP và Đòn bẩy tài chính trong phân tích
mơ tả đơn lẻ thì kết quả là biến GDP có tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (thể hiện qua độ nghiêng đòn bẩy dốc xuống). Điều này trái ngược với kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới nhưng có vẻ như đã phù hợp với thực trạng vận hành của thị trường tài chính Việt Nam. Thật vậy, với đặc thù của nền kinh tế phát triển nhanh chóng vào thời kỳ mở cửa và hội nhập (nhất là những năm 2006 và 2007), nguồn vốn lưu thông dồi dào, thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, các
nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài (đang cư ngụ tại Việt Nam) đạt được nhiều khoản
lợi nhuận kếch xù, v.v…Chính những cơ hội đầy hứa hẹn này đã thôi thúc các ngân hàng thương mại huy động thêm vốn chủ sở hữu với hy vọng gia tăng mạnh mẽ lá chắn
bảo vệ an toàn cho những năm tháng sau này. Lẽ dĩ nhiên, hoạt động này sẽ phần nào
đó làm giảm đi lát bánh nợ trong cái bánh cấu trúc vốn của các ngân hàng.
Tuy nhiên, đến khi phân tích mơ hình định lượng, ta lại có kết quả trái ngược:
nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan thuận với Địn bẩy tài chính. Rõ ràng là mối quan hệ trên đã thể hiện tương đồng với các nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới. Và với kết quả này, có vẻ như khi nền kinh tế phát triển, người ta sẽ có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để phòng ngừa rủi ro và hưởng lợi
nhuận kỳ vọng. Thế là, các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn từ khách hàng, và rồi từ đó làm gia tăng địn bẩy tài chính của chính mình.
Nhưng bởi vì kết quả trái ngược nhau giữa hai phần phân tích và ý nghĩa giải thích của biến GDP trong mơ hình định lượng cũng không cao lắm nên ta chưa thể
khẳng định được chiều hướng tác động thực sự của biến GDP đến Đòn bẩy tài chính. Và có lẽ vì vậy mà ta khơng có đủ chứng cứ cho việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H6
(Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ thuận chiều với Địn bẩy tài
chính).
4.1.7 Nhân tố Lạm phát (Inflation)
Đối với nhân tố Lạm phát, kết quả cuối cùng của cả hai phần phân tích mơ tả và
nghiên cứu định lượng đều hỗ trợ cho quan điểm: biến Lạm phát có mối tương quan
ngược chiều với biến Đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, mức ý nghĩa giải thích của biến này
trong mơ hình kiểm định lại rất thấp (thậm chí thấp nhất trong tất cả các biến được đưa
vào ước lượng). Chính vì vậy, ta chưa thể kết luận gì về nhân tố Lạm phát. Lẽ dĩ nhiên,
vấn đề bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H7 (Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với
Địn bẩy tài chính) cũng chưa thể được khẳng định ở nghiên cứu này.
Tổng kết lại, với những nhận định về các nhân tố trên, ta đã có đáp án cho bài
toán cấu trúc vốn ngân hàng là:
Có tồn tại hiện hữu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng
thương mại Việt Nam (ngoài những quy định của Ngân hàng Nhà nước).
Đại đa số các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính đều có tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Kỳ vọng tương quan của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng
thương mại Việt Nam có khác biệt đôi chút so với các doanh nghiệp phi tài chính.
Dựa trên mối tương quan thuận hay nghịch giữa các nhân tố với địn bẩy tài chính, các nhà quản trị ngân hàng nên cân nhắc và lựa chọn cho mình những mơ hình cấu trúc vốn phù hợp nhất.