Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 51 - 53)

2.2 Đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến cấu trúc

2.2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu

Bảng 2.16: Kết quả chiều hướng và mức độ tác động của các biến

TD STD LTD Hệ số hồi quy Thứ tự quan trọng Hệ số hồi quy Thứ tự quan trọng Hệ số hồi quy Thứ tự quan trọng ROA -1.620 1 -1.162 4 -.480 1 TANG -.507 4 -.666 2 .147 3 TAX 1.213 3 1.341 3 -.138* SIZE -.033* -.058 6 .026 2 GROW .119 5 .096 5 .023* LIQ -.081 2 -.088 1 .009* RISK -.012* -.054* .044* STATE -.150* -.072* -.077 4

“*” khơng có ý nghĩa thống kê Nguồn: Tác giả tính từ chương trình SPSS

Khả năng sinh lợi (ROA): Biến khả năng sinh lợi ROA có tác động

ngược chiều với địn bẩy tài chính, với độ tin cậy là 90% thì ROA có ý nghĩa thống kê đối với các biến TD, STD, LTD. Như vậy, về cơ bản các cơng ty có khả năng sinh lợi cao sẽ ít vay nợ có thể giải thích do đã ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của công ty, điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Biến khả năng sinh lợi có tác động khá mạnh đến

tổng nợ và nợ dài hạn tuy nhiên tác động yếu đến nợ ngắn hạn.

Tài sản hữu hình (TANG): Mức độ tác động của tài sản cố định hữu

hình đến địn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 90%. Biến

TANG có tác động ngược chiều với tổng nợ và nợ ngắn hạn, điều này trái với giả định được đưa ra và trái với lý thuyết đánh đổi (doanh nghiệp có tài sản

càng nhiều thì có xu hướng vay nợ càng cao do có nhiều tài sản thế chấp). Tuy nhiên, TANG lại tác động cùng chiều đối với nợ dài hạn.

Mức độ tác động của tài sản cố định hữu hình đến biến TD là yếu và

STD, LTD mức độ tác động chỉ ở mức độ trung bình.

Thuế (TAX): mức độ tác động của Thuế lên địn bẩy tài chính khơng có ý nghĩa thống kê khi xem xét sự tác động của thuế lên nợ dài hạn nhưng có ý nghĩa thống kê đối với tổng nợ và nợ ngắn hạn với độ tin cậy là 90%.

Thuế có tác động cùng chiều với tổng nợ và nợ ngắn hạn hay số thuế mà doanh nghiệp phải nộp giảm khi công ty sử dụng nhiều nợ vay, điều này phù hợp với lý thuyết của MM (các doanh nghiệp với thuế suất cao thường sử dụng nhiều nợ để có thể tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế). Đối với nợ dài hạn dường như tác động của thuế là không ảnh hưởng. Theo kết quả từ mơ hình hồi quy cho thấy mức độ tác động của thuế đến biến TD, LTD ở mức trung bình.

Quy mơ doanh nghiệp: Theo giả định ban đầu thì quy mơ doanh

nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với vay nợ. Với một quy mô lớn, độ rủi ro công ty sẽ giảm, các ngân hàng hay nhà cung cấp sẽ yên tâm để cho cơng ty vay. Tuy nhiên, theo mơ hình hồi quy ở trên thì ngược lại với giả định ban đầu. Với độ tin cậy là 90% thì tác động của quy mô doanh nghiệp đến nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có ý nghĩa thống kê nhưng khơng có ý nghĩa thống kê tổng nợ.

Quy mơ doanh nghiệp có tác động ngược chiều với với vay nợ ngắn hạn nhưng lại có tác động thuận chiều với nợ dài hạn. Ngoài ra, mức độ tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đến các biến nợ dài hạn ở mức khá cao

nhưng tác động yếu đến nợ ngắn hạn.

Cơ hội tăng trưởng: Có tác động cùng chiều đến CTV hay doanh nghiệp

càng có nhiều cơ hội tăng trưởng thì càng có xu hướng xử dụng nhiều nợ vay. Với độ tin cậy là 90% biến cơ hội tăng trưởng có ý nghĩa thống kê đối với tổng nợ và nợ ngắn hạn nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với nợ dài hạn.

Mức độ tác động của biến GROW là yếu đối với tổng nợ và nợ ngắn

hạn cho thấy các doanh nghiệp ít quan tâm đến triển vọng tăng trưởng để xác lập cấu trúc vốn.

Tính thanh khoản: có tác động nghịch chiều đến CTV nhưng khơng có

ý nghĩa thơng kê khi xét sự tác động tới nợ dài hạn. Kết quả thống kê phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và giả định từ ban đầu về chiều hướng tác động. Tính thanh khoản là biến có tác động mạnh nhất đến cấu trúc vốn.

Rủi ro kinh doanh: về lý thuyết, rủi ro kinh doanh có tác động đến

CTV. Với dữ liệu thu được từ các công ty cổ phần ở Đồng Nai chưa cho thấy sự tác động thực sự có ý nghĩa tới cấu trúc vốn.

Tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước: tỷ lệ sở hữu của nhà nước có tác động

nghịch chiều đến CTV, tức là các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước càng cao thì càng vay nợ ít. Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước có tác động khơng mạnh đến LTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với TD và STD.

Tóm lại: Khi xem xét sự tác động của các nhân tố đến CTV của các

doanh nghiệp, biến RISK khơng có ý nghĩa, các biến LIQ, TAX, ROA có tác

động mạnh, biến TANG có tác động khá mạnh, biến SIZE, GROW và STATE

có tác động khơng mạnh đến CTV.

Những kết quả này cũng phù hợp với cấu trúc vốn của các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như đã phân tích ở phần 2.1, cụ thể: tính

thanh khoản có tác động mạnh đến cấu trúc vốn cũng phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản ngắn hạn. Tỷ suất sinh lợi có tác động mạnh đến cấu trúc vốn nên các cơng ty có xu hướng sử dụng ít nợ vay (các cơng ty có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động thay cho việc vay

vốn từ bên ngoài).

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)