Những giải pháp từ các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 63 - 68)

3.2.1 Ổn định sự hoạt động của thị trường chứng khoán

Trong điều kiện thị trường chứng khoán ổn định và phát triển sẽ tạo tiền

đề tốt để thực hiện chủ trương giảm vốn nhà nước đối với một số doanh

nghiệp đã cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, cùng với những yếu tố khó khăn do khủng hoảng kinh tế tồn cầu nói chung và tình hình kinh tế trong nước cịn rất nhiều biến động đã tác động không nhỏ đến sự phát triển

đến thị trường chứng khoán, đây là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi

thực hiện giảm vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, hiện nay việc công bố thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết cũng còn nhiều tồn tại, các doanh nghiệp đưa ra các thơng tin chưa đầy đủ và chính xác khi phát hành cổ phiếu, che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng các thơng tin có lợi; các cơ quan truyền thông đôi khi cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp và xử lý thơng tin khơng chính xác... dẫn

đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khơng chính xác gây thiệt

hại và nản lịng các nhà đầu tư. Trong khi đó các cơ quan quản lý chưa có biện pháp hữu hiệu khắc phục vấn đề này, việc xử lý các vi phạm công bố thơng tin của các cơ quan quản lý cịn nhẹ dẫn đến tâm lý chây ỳ của doanh nghiệp.

Do đó, việc giải quyết những tồn tại từ thị trường cùng với triển vọng

phát triển thị trường trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho các cơng ty cổ phần trên địa bàn tỉnh nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung có mơi

trường thuận lợi để phát triển cũng như là tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp điều chỉnh một cấu trúc vốn phù hợp.

Để giải quyết những tồn tại nêu trên địi hỏi Chính phủ cần phải có các

chính sách quản lý hiệu quả trong việc công bố thông tin của các công ty niêm yết, bảo đảm tính trung thực, kịp thời. Tăng cường khả năng quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của các doanh nghiệp đối. Cơ quan chức năng sẽ thực hiện giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, giao

dịch thao túng.

Xử lý kịp thời, nghiêm khắc các trường hợp sai phạm, giao dịch thao túng với các chế tài mạnh bảo đảm tính răn đe cao tạo lịng tin của nhà đầu tư, thúc

đẩy thị trường phát triển ổn định và trở thành một một kênh huy động vốn có

hiệu quả cho các doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó vấn đề quản lý hoạt động của các cơng ty chứng khoán

cũng là nhiệm vụ cần được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơng ty chứng khốn nhằm

tránh hiện tượng một số cơng ty vi phạm do thiếu tiền thanh tốn, lạm dụng tiền gửi của khách hàng. Hồn thiện mơ hình tổ chức hoạt động của các công ty theo hướng mơ hình ngân hàng đầu tư thực hiện đầy đủ các chức năng và mơ hình cơng ty mơi giới chỉ thực hiện nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Cần phải cũng cố và phát triển hơn nữa hệ thống định mức tín nhiệm

nhằm tăng tính hiệu quả cho thị trường tài chính, giảm chi phí thơng tin. Dịch vụ đánh giá tín nhiệm với các thơng tin chính xác, kịp thời sẽ cung cấp thêm cho các cơ quan giám sát thị trường chứng khoán và các cơ quan quản lý tài chính cơng cụ để quản lý và giám sát; cung cấp thông tin để cho phép các nhà

đầu tư kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, góp phần cho thị

trường hoạt động ổn định hơn, trung thực hơn.

3.2.2 Củng cố, phát triển thị trường tín dụng

Thị trường tín dụng đóng vai trị như là một trong những kênh cung cấp vốn nhanh chóng và hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp, thơng qua thị

trường tín dụng các doanh nghiệp có thể điều chỉnh cấu trúc vốn phù hợp. - Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường thơng qua các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ như các biện pháp quản lý hành chính, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng… nhằm đảm bảo

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện khá tốt vai trò trong điều

hành thị trường tiền tệ, tuy nhiên những chính sách của Ngân hàng Nhà nước cần phải nhanh chóng được ban hành khi thị trường có biến động, tránh tình

trạng sự chậm trễ ban hành các chính sách làm ảnh hưởng đến thị trường. Bên cạnh đó, các chế tài để xử lý vi phạm của các tổ chức tín dụng cũng cần phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để.

- Ngoài ra, đối một số doanh nghiệp có cấu trúc vốn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt khi những biến động xấu của thị trường tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc lại cho phù hợp. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc lại khơng phải có sự nỗ lực từ phiá các doanh nghiệp là đủ. Một số doanh nghiệp trong q trình tái cấu trúc vốn có các dự án khả thi cần sự hỗ trợ thì nhà nước cũng nên có chính sách can thiệp thơng qua các hình thức như hình thành và phát triển các quỹ bảo lãnh doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ vốn, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay tín chấp đối với những ngành ưu tiên phát triển như nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Bên cạnh đó cần chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp thông qua ngân hàng phát triển hoặc các quỹ đầu tư để doanh nghiệp tận dụng các nguồn vốn với chi phí thấp nhất.

3.2.3 Phát triển thị trường cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 1997,

đến nay đã có 13 cơng ty cho th tài chính, trong đó có 8 cơng ty trực thuộc

ngân hàng, 1 cơng ty liên doanh và 4 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Cho th tài chính được xem là một phương thức tín dụng trung và dài hạn rất cần thiết cho các doanh nghiệp tuy nhiên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam vẫn chưa phát triển và các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến

loại hình dịch vụ này do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính cịn hạn chế (hơn 70% số doanh nghiệp được điều tra trả lời rằng họ

biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính, trong

đó có 20% hồn tồn khơng biết về dịch vụ này).

Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay cịn cao do phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.

Thứ ba, hành lang pháp lý về cho th tài chính chưa hồn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa.

Từ đó một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính như sau:

Nhà nước, các hiệp hội và chính các cơng ty cho thuê tài chính cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa dịch vụ của mình đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn ít, trình độ cơng nghệ

cịn hạn chế…

Các cơng ty cho th tài chính cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng.

Bản chất của thuê tài chính là tín dụng, nhưng thuê tài chính trong thời gian qua không được hưởng các ưu đãi hỗ trợ về lãi suất. Vì vậy, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính

thơng qua ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, … để hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực cho thuê tài chính cũng như khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.

3.2.4 Một số chính sách khác

- Các cơ quan nhà nước cần giữ ổn định chính sách để hỗ trợ doanh

nghiệp phát triển, đặc biệt là các chính sách về điều hành kinh tế vĩ mơ vì có

tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Kiểm soát tốt lạm phát, hạn chế sự biến động giá cả trên thị trường để doanh nghiệp ổn định chi phí đầu vào, từ đó có thể ổn định sản xuất kinh doanh.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 2 về thực trạng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và mức độ tác động của

các nhân tố đến cấu trúc vốn, trong chương 3 tác giả đưa ra một số khuyến

nghị mang tính định hướng nhằm xây dựng cấu trúc vốn hợp lý nhất cho các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh một số định hướng trong việc hoàn thiện cấu trúc vốn đối với các doanh nghiệp trên cơ sở những nghiên cứu về cấu trúc vốn, tác giả đã đề

xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cấu trúc vốn từ nội tại của doanh nghiệp cũng như những kiến nghị từ phiá các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, các doanh nghiệp cần chú trọng hồn thiện hơn nữa cấu trúc

vốn trên cơ sở tự cơ cấu lại tài sản, cơ cấu lại vốn và lựa chọn các kênh huy

động vốn phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như tăng cường

vai trò quản trị để thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản quy phạm trong vai trị là các nhà hoạch định chính sách cũng như là vai trò là cơ quan quản lý nhà nước tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHUNG

1. Về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã phần nào khái quát về cấu trúc vốn của các

công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, qua đó có thể xác định một số

đặc trưng chủ yếu trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định một số nhân tố tác động đến

CTV của các doanh nghiệp, đồng thời lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố, chỉ ra những nhân tố tác động một cách có ý nghĩa và những nhân tố khơng có ý nghĩa trong việc xác lập CTV của doanh nghiệp.

Thơng qua việc phân tích thực trạng về cấu trúc vốn và nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến CTV, tác giả đưa ra một số khuyến

nghị hướng đến việc xây dựng cấu trúc vốn các công ty cổ phần hiệu quả và hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)