Sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 60 - 62)

- Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay vẫn chưa sử dụng vốn hiệu quả. Qua tìm hiểu hoạt

động cũng như xem xét báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tác giả thấy

rằng trong khi một loạt doanh nghiệp đang khát vốn, phải tìm đủ mọi cách để tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngồi và có thể chấp nhận mức lãi suất cao để

nhiều vốn tự có, rất ngại đi vay thậm chí có doanh nghiệp do thừa thãi vốn nên phải gửi ngân hàng để hưởng lãi suất. Việc khơng dùng địn bẩy nợ biểu hiện một phần tính khơng năng động của các nhà quản trị và làm lãng phí vốn.

Việc sử dụng vốn lãng phí như trên sẽ khiến các doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ phải đối diện với một số vấn đề sau: khơng có quy mơ vốn lớn, ngại

hay khơng đủ tự tin để tiếp cận các dự án lớn, khó có cơ hội tăng tốc, khơng thu hút được nguồn vốn bên ngoài. Từ những tồn tại nêu trên cho thấy các nhà quản trị cần có kế hoạch cụ thể việc sử dụng hiệu quả vốn của doanh nghiệp nhằm tránh lãng phí nguồn vốn tự có cũng như tận dụng những ưu thế của đòn bẩy tài chính. Do vậy, các nhà quản trị cần năng động hơn trong cơng tác điều hành, tích cực tìm kiếm và triển khai các dự án đầu tư hiệu quả để tận dụng

nguồn vốn của doanh nghiệp, phát triển thị trường nhằm mở rộng hoạt động

của doanh nghiệp.

- Ngoài vấn đề sử dụng vốn hiệu quả thì một nội dung khác mà các

doanh nghiệp cũng cần quan tâm việc sử dụng tiết kiệm vốn thơng qua việc giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành tăng lợi thế cạnh tranh, cụ thể một số giải pháp chính sau:

+ Tiết kiệm chi phí hành chính và giảm chi phí sản xuất nhằm tiết tiết kiệm vốn trong hoạt động.

+ Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường biến động hiện nay nhằm giảm tồn kho, giảm chi phí lưu kho để tiết kiệm vốn và tăng nguồn vốn lưu động. Trên cơ sở kế hoạch

hoạt động các doanh nghiệp cần tính tốn để xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu phù hợp để giảm ứ đọng vốn, liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp bảo

đảm cung ứng sát với tiến độ sản xuất, kinh doanh nhằm giảm tối đa lượng

nguyên liệu tồn kho.

+ Rút ngắn chu kỳ sản xuất, rút ngắn thời gian thanh tốn để gia tăng vịng quay các khoản phải thu.

+ Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản cố định, tiến hành thanh lý nhanh

các tài sản cố định đã bị hỏng không sử dụng được, bán các tài sản có tần suất sử dụng thấp để giảm vốn đầu tư cho tài sản cố định và chi phí khấu hao, thay vào đó là chuyển sang hình thức đi thuê tài sản.

+ Cân nhắc việc đầu tư các dự án mới, chỉ những dự án thực sự hiệu quả mới tập trung đầu tư. Đối với một số ngành nghề có khó khăn trong sản xuất,

kinh doanh doanh nghiệp cần chủ động tính tốn giảm quy mô sản xuất để giảm nhu cầu về vốn. Đây là giải pháp cần tính tới trong thời kỳ khó khăn về vốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 60 - 62)