Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn, lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 56 - 60)

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ các các hoạt

các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sử dụng 19,8% là nợ dài hạn,

trong khi đó các khoản ngắn hạn chiếm 80,2% trong tổng nợ của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn chưa hướng đến sự ổn định tài

chính về lâu dài, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Từ đó, các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn trên cơ sở lựa chọn các kênh huy động vốn thích hợp hơn bằng cách thực hiện kết hợp đồng bộ các biện pháp sau:

- Cơ cấu lại tài sản của doanh nghiệp để bố trí lại nguồn tài trợ hợp lý giúp doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng và tiết kiệm vốn: trong cơ cấu tài sản của nhiều doanh nghiệp hiện nay phần lớn là tài sản ngắn hạn. Tính bình quân tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2006-2010 chiếm tới gần 54,7% tổng tài sản. Các tài sản ngắn hạn này chủ yếu là hàng tồn kho (29,2%), các khoản phải thu và chi phí trả trước (26,7%) dẫn đến việc vốn bị ứ đọng là đáng kể. Trong tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn việc thực hiện

sắp xếp, bố trí lại cơ cấu tài sản sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp kiệm vốn và giảm chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần phải rà soát lại hoạt động và nhu cầu của thị trường để tính tốn

phù hợp, cụ thể:

+ Tích cực đàm phán với các khách hàng nhằm giàn xếp để rút ngắn thời gian đối với các khoản phải thu và giảm chi phí trả trước. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo được nguồn vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động SXKD.

+ Điều chỉnh hàng tồn kho ở mức hợp lý phù hợp với kế hoạch SXKD,

đối với các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất tăng cường đàm phán với khách hàng để chuyển những hợp đồng cung cấp từ ngắn hạn

sang dài hạn để ổn định kế hoạch sản xuất nhằm giảm tồn kho; các doanh

nghiệp ngành xây dựng – kinh doanh bất động sản đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với những dự án hiệu quả nhưng cần ít vốn, vịng quay thu hồi vốn

nhanh và ngược lại thì nên tạm dừng nhằm tránh tình trạng chơn vốn vào các cơng trình dở dang, kéo dài.

- Cơ cấu lại các khoản nợ ngắn hạn: Trong những năm 2006, 2007, 2008 các doanh nghiệp đã rất thành công khi sử dụng các khoản tín dụng

thương mại trong nợ ngắn hạn như đã phân tích trong chương 2. Tuy nhiên, từ năm 2009 thì các khoản tín dụng thương mại giảm dần và đã dịch chuyển sang các khoản vay và nợ vay ngắn hạn. Xu hướng thay đổi cơ cấu nợ như vậy là khơng tốt cho doanh nghiệp vì nó làm tăng chi phí sử dung vốn. Do vậy, các doanh nghiệp cần xem xét đàm phán với các đối tác để gia tăng các khoản tín dụng thương mại và giảm dần các khoản vay và nợ ngắn hạn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.

Ngồi ra các doanh nghiệp cần chú trọng việc đàm phán với khách hàng

để chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành các khoản

nợ ngắn hạn thường xuyên bằng cách ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp. - Cơ cấu lại các khoản nợ dài hạn: Việc lựa chọn vốn vay dài hạn là một trong những giải pháp cần thiết khi thực hiện chiến lược phát triển dài hạn. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn như thời gian vừa qua, lạm phát ở mức cao, giá trị đồng tiền Việt Nam có xu hướng giảm giá, lãi suất vay dài hạn lại không chênh lệch nhiều so với lãi suất ngắn hạn, xu hướng này

đã tạo ra lợi thế cho vay dài hạn vì chi phí sử dụng vốn thực có thể rất thấp.

Ngồi lợi ích này, vay dài hạn cịn có nhiều lợi ích khác như: thời gian hoàn vốn dài, nguồn vốn được sử dụng ổn định, chi phí lãi vay tạo được tấm chắn

thuế,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần xem xét lại các khoản vay tín dụng ngắn hạn và mục đích sử dụng các khoản vay này, nếu được thì chuyển sang vay dài hạn để tận dụng các lợi ích trên.

Hiện tại, các khoản nợ dài hạn của các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ là các khoản vay tín dụng mà chưa tính tới phát hành

trái phiếu cơng ty. Các doanh nghiệp cần phải tính tới phát hành trái phiếu để huy động vốn vì trái phiếu có những lợi thế nhất định như: chi phí sử dụng

vốn thường thấp so với chi phí sử dụng vốn cổ phần, nguồn vốn sử dụng ổn định, phần lãi của trái phiếu cũng tạo được tấm chắn thuế,… Tuy nhiên, trong

bối cảnh những quy định để được phát hành thông qua thị trường chứng khốn gặp khá nhiều khó khăn trong khi đó thị trường liên tục suy giảm nên tạo tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư. Do vậy, phương thức huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu cũng cần phải tính tới khi thị trường ổn định, trong đó ưu tiên phát hành đối với những loại trái phiếu chuyển đổi.

- Giảm chi phí vốn vay: Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu việc vay vốn ngoại tệ để có thể hưởng lãi suất ở mức thấp.

Hiện nay trong điều kiện tỷ giá được giữ ổn định và các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng có thể thu được ngoại tệ để trả nợ thì đây là phương án giảm chi phí vốn vay hiệu quả.

- Gia tăng vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp: nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự chủ tài chính và hạn chế các rủi ro do sự giao động của nền kinh tế. Hiện tại, vốn chủ sở hữu của các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 50% tổng vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên có gần 50% doanh nghiệp tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp so với nợ. Do vậy, các doanh nghiệp có cơ cấu vốn chủ sở hữu thấp cần phải xem xét điều chỉnh lại theo hướng gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn để có thể tự chủ hơn trong hoạt động. Các cơng ty cổ phần có đủ điều kiện niêm yết cần xem xét việc sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán

khi thị trường hồi phục.

Trong bối cảnh thị trường chứng khốn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu trong thời gian tới là cần được định hướng là ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên khi thực hiện giữ lại lợi nhuận

các doanh nghiệp cần thực hiện chính sách cơng khai minh bạch thông tin, thực hiện đúng cam kết với cổ đông về mục đích sử dụng nguồn vốn.

Ngồi ra doanh nghiệp cần chú trọng gia tăng hiệu quả hoạt động

SXKD của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh và xây dựng mô hình định hướng phát triển (Trang 56 - 60)