Tác động của tỷ giá thả nổi có quản lý – giai đoạn khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 39)

2.2 Chính sách tỷ giá và những tác động đến tình hình kinh tế Việt Nam

2.2.2 Tác động của tỷ giá thả nổi có quản lý – giai đoạn khủng hoảng tài chính

tài chính tiền tệ Châu Á tháng 07/1997 – đến 2006

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã làm một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá so với USD và VND. Do đó, đồng Việt Nam đã bị đánh giá cao hơn nữa, xuất khẩu giảm mạnh vì bạn hàng chủ yếu của Việt Nam là các nước trong khu vực. Việc quản lý ngoại hối ngày càng trở nên khó khăn, giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng giảm sút, cầu ngoại tệ luôn cao hơn cung, tỷ giá công bố của các ngân hàng luôn nằm ở mức trần cho phép.

Từ năm 1997 - 1999, NHNN thực hiện điều hành chính sách linh hoạt hơn bằng việc nới rộng biên độ giao dịch, gián tiếp làm cho VND giảm giá, đẩy giá đồng USD tăng lên, đồng thời ban hành thêm các quy chế mới về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ.

Việc giảm giá đồng Việt Nam đã có tác động tích cực tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của chính sách này là làm tăng gánh nặng nợ nước ngồi cho chính phủ, các doanh nghiệp có vay nợ nước ngồi và giảm đầu tư trực tiếp.

Bảng 2.1: Một vài chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn khủng hoảng (1997 – 1999)

Chỉ tiêu 1997 1998 1999

Tốc độ tăng GDP (%) 8,15 5,8 4,8

Lạm phát (%) 4,0 7,8 4,2

FDI (tỷ USD) 8,1 4,9 2,3

Xuất khẩu (triệu USD) 9.185 9.360 11.541

Nhập siêu (triệu USD) 2.407 2.139 201

Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP) -8,6 -3,9 4,5

Nguồn: APEG, The financial Times, 1998, Báo cáo thường niên NHNN năm 1997, 1998, 1999

Từ tháng 02/1999, NHNN bắt đầu cơng bố tỷ giá bình qn liên ngân hàng đã góp phần bình ổn tỷ giá trên thị trường, tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ hoạt động sơi nổi. Tình hình kinh tế vĩ mơ tưong đối ổn định và tốc độ tăng GDP được cải thiện. Tuy nhiên, đến trước thời điểm tháng 07/2002 – NHNN mở rộng biên độ tỷ giá lên 0.25% - giá trị đồng Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước, tốc độ tăng của nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu, cán cân thương mại ngày càng thâm hụt, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Bảng 2.2: Một vài chỉ tiêu kinh tế giai đoạn sau khủng hoảng (2000 – 2002)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

Tốc độ tăng GDP (%) 6,8 6,9 7,1

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%) 25,2 4,0 11,2 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (%) 24,5 2,3 22,1 Cán cân thương mại (triệu USD) - 1.153,8 - 1.135 - 2.770

Thất nghiệp (% dân số) 6,4 6,3 6,0

Nguồn: “Việt Nam: Statistical Appendix”

Từ tháng 07/2002, NHNN nới rộng biên độ tỷ giá và ổn định đến năm 2006, các NHTM được linh động hơn trong việc quyết định tỷ giá mua bán, đồng Việt

Nam trong xu hướng định giá thấp đã cải thiện được tình hình cán cân thanh tốn, tăng dự trữ ngoại tệ, thu hút đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3: Một vài chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2003 - 2006

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Tốc độ tăng GDP (%) 7,3 7,8 8,4 8,2

Lạm phát (%) 4,3 7,8 8,4 6,6

FDI (tỷ USD) 3,15 4,22 6,34 10,2

Cán cân thương mại (%GDP) - 12,8 - 12,1 - 8,1 - 8,8

Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP) - 4,9 - 3,4 - 0,9 0,3

Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 5,6 6,3 8,5 11,5

Nguồn: NHNN, IMF, Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)