Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 53 - 54)

2.5 Thực tiễn áp dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NH

2.5.1.1 Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ

Từ khi ra đời năm 1998 đến nay, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được ACB sử dụng trong kinh doanh với doanh số giao dịch tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng và việc vận dụng giao dịch kỳ hạn của ACB cũng rất hiệu quả. Đặc biệt là sau khi Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ra đời quy định cách tính tỷ giá kỳ hạn thay cho việc công bố mức gia tăng tỷ giá giao dịch kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.6: Tổng hợp doanh số hợp đồng kỳ hạn từ năm 2006 – 2010

Đvt: triệu đồng

Năm Tổng giá trị hợp đồng theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng

Tỷ lệ tăng (%) 2006 386.785 2007 1.251.896 + 223,67 2008 7.421.107 + 492,79 2009 1.600.673 - 78,74 2010 22.577.199 + 1310,48

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2006 – 2010

Theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì các NHTM được phép giao dịch kỳ hạn với các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân, nhưng đối tượng

khách hàng chủ yếu giao dịch kỳ hạn với ACB là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu. Ngoại tệ dùng trong thanh tốn chủ yếu là USD. Điều đó cho thấy mục đích chính của các doanh nghiệp sử dụng giao dịch kỳ hạn là bảo hiểm rủi ro hối đối cho khoản chi phí và lợi nhuận bằng ngoại tệ. Thị trường kỳ hạn thực sự đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối với những bước phát triển đáng ghi nhận, biểu hiện cho sự phát triển của thị trường này là doanh số giao dịch kỳ hạn tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ nhu cầu giao dịch kỳ hạn của các doanh nghiệp là ngày càng tăng, vai trò và sự phát triển của thị trường này này ngày càng đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)