Giao dịch quyền chọn ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59 - 60)

2.5 Thực tiễn áp dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại NH

2.5.3.1 Giao dịch quyền chọn ngoại tệ

Quyền chọn tiền tệ ra đời vào năm 2004, do đó loại hình giao dịch này rất mới mẻ đối với các NHTM cũng như các đối tượng khách hàng. Mặc dù ACB là một trong những NHTM đi đầu trong việc thực hiện nghiệp vụ này, nhưng cho đến nay loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh, chưa được khách hàng thường xuyên sử dụng. Doanh số giao dịch rất nhỏ so với các loại hình giao dịch khác, hợp đồng quyền chọn chủ yếu do ACB thực hiện với đối tác nước ngoài để bảo hiểm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Sau khi được sự chấp thuận của NHNN về việc cho phép ACB thực hiện thí điểm nghiệp vụ Quyền chọn nhằm phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Đầu năm 2005, ACB chính thức triển khai nghiệp vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng. Ngồi việc cung cấp hợp đồng quyền chọn dựa trên các tỷ giá ngoại tệ EUR, JPY, GBP, AUD, CHF, SGD… với USD, ACB còn cung cấp quyền chọn dựa trên tỷ giá VND/USD.

ACB quy định rất cụ thể về quy mô tối đa, tối thiểu trong mỗi hợp đồng cũng như tổng giá trị các hợp đồng còn được phép ký kết với một khách hàng ACB bán quyền chọn. Hạn mức giao dịch quyền chọn với từng đối tác nước ngoài ACB mua quyền chọn theo từng thời kỳ.

Về thời hạn, đối với khách hàng, thời hạn tối thiểu là 7 ngày và tối đa là 6 tháng, những hợp đồng có kỳ hạn dài hơn sẽ được phê duyệt từng trường hợp cụ thể. Đối với đối tác nước ngoài, thời hạn được linh hoạt hơn là từ 3- 365 ngày.

Đối tác mua/bán quyền chọn: ACB được quyền bán quyền chọn cho bất kỳ đối tác trong nước hoặc nước ngồi có nhu cầu nếu khách hàng đồng ý thanh tốn phí quyền chọn cho ACB ngay từ lúc ký hợp đồng. Tuy nhiên, ACB chỉ mua quyền chọn của đối tác trong nước hoặc nước ngồi được Hội đồng tín dụng cấp hạn mức giao dịch quyền chọn với ACB hoặc của đối tác đồng ý ký quỹ bằng tiền tại ACB với mức tối đa có thể đạt đến 100% giá trị hợp đồng để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng quyền chọn của đối tác trong nước.

Bảng 2.9: Tổng hợp doanh số hợp đồng quyền chọn từ năm 2008 – 2010 Đvt: triệu đồng Năm 2008 2009 2010 - Hợp đồng Mua quyền chọn + Quyền chọn Mua 85.229 - 13.916.743 + Quyền chọn Bán 4.902 1.524 1.982.428 - Hợp đồng Bán quyền chọn + Quyền chọn Mua 34.438 587.901 2.605.041 + Quyền chọn Bán 7.771 365.358 14.895.714

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2008 – 2010

Đối tượng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn với ngân hàng theo quyết định số 1452 là các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân. Tuy nhiên từ khi áp dụng loại hình giao dịch này cho đến nay, khách hàng thực hiện giao dịch quyền chọn với ACB đa số là các doanh nghiệp với mục đích chính là phịng ngừa rủi ro ngoại hối. Kiểu quyền chọn được các doanh nghiệp chọn mua là quyền chọn kiểu Mỹ, vì ngồi mục đích phịng ngừa rủi ro ngoại hối, các doanh nghiệp cịn có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thực hiện quyền chọn thu lợi nhuận.

Từ đầu năm 2009, khi thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến phức tạp, NHNN đã hạn chế kênh phòng ngừa rủi ro này với lo ngại việc vận dụng của nhiều NHTM không đúng với bản chất và mang nhiều tính tiêu cực thơng qua công văn 1820/NHNN – QLNH ngày 18/03/2009 về việc dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng để từ ngày 23/03/2009. Kể từ đó, thị trường quyền chọn cho các khách hàng trong nước có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bị thu hẹp, chỉ còn lại quyền chọn ngoại tệ/ngoại tệ hoặc quyền chọn vàng/đồng và chủ yếu là các ngân hàng thực hiện với đối tác nước ngoài để bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)