Kinh nghiệm của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 43)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc là mở

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia

1.3.1.1. Hàn Quốc

a) Hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm công của Hàn Quốc bao gồm:

(thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động, chi trả bảo hiểm việc làm, hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề và tham gia vào các chương trình của Chính phủ nhằm bảo đảm việc làm …)

- Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Bộ ngành, tổ chức đồn thể và chính quyền địa phương (chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ việc làm được giao).

b) Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Bộ Lao động - Việc làm Hàn Quốc:

Để tập trung tìm kiếm việc làm cho người lao động, người thất nghiệp và tham gia sâu rộng vào chính sách bảo hiểm việc làm, Hàn Quốc đã thiết lập một hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm trên phạm vi toàn quốc được tổ chức theo hệ thống dọc trực thuộc Bộ Lao động – Việc làm. Các Trung tâm này chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Lao động – Việc làm về tổ chức nhân sự, bộ máy và chuyên mơn, nghiệp vụ và ngân sách, tài chính (khơng chịu sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương hay của Sở Lao động – Việc làm). Hiện nay, có 88 Trung tâm việc làm trực thuộc Bộ Lao động – Việc làm Hàn Quốc (bao gồm cả 06 Trung tâm khu vực), trong đó có 48 Trung tâm vừa thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, vừa tham gia vào thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm và các chương trình bảo đảm việc làm, 40 Trung tâm chỉ thực hiện các họat động dịch vụ việc làm. Tại mỗi tỉnh hoặc khu vực có thể có 1 Trung tâm đầu mối lớn và các Trung tâm nhỏ (gọi là chi nhánh). Các Trung tâm này đều trực thuộc Bộ nên độc lập với nhau về tổ chức, nhân sự và tài chính nhưng có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trung tâm đầu mối có thể chỉ hỗ trợ các chi nhánh về chuyên môn nghiệp vụ. Tổng số nhân viên của tổ chức dịch vụ việc làm công Hàn Quốc khoảng 2.500 người. So với dân số Hàn Quốc (49 triệu người) thì số nhân viên dịch vụ việc làm/dân số không cao (1/19.600) nhưng Hàn Quốc áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động, đồng thời chất lượng nhân viên dịch vụ việc làm đều đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và được Cơ quan phát triển nhân lực Hàn Quốc (HRD) sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề.

nhỏ: Ban tổng hợp kế hoạch gồm: Phịng Hành chính, kế tốn và quản lý nguồn nhân lực; Ban quan hệ với chính quyền địa phương (hỗ trợ về nghiệp vụ đối với các chi nhánh và Trung tâm ở địa phương); Ban hỗ trợ việc làm (chứng nhận thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm cho lao động đặc thù, hướng nghiệp cho thanh thiếu niên, giúp đỡ người lao động tìm việc,...); Ban hỗ trợ doanh nghiệp (giúp đỡ doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động, trong Ban này có đội quản lý nhân lực nước ngoài); Ban phát triển kỹ năng nghề (hỗ trợ dịch vụ đào tào phát triển kỹ năng nghề cho người lao động); Ban điều tra vê những vụ việc vi phạm pháp luật (kiểm tra điều kiện hưởng trợ cấp, các gian lận...)

Đối tượng phục vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm gồm: (1) Học sinh, sinh viên, được cung cấp các dịnh vụ: tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn nghề phù hợp với khả năng; cung cấp dịch vụ vừa làm việc vừa đi học (kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp); tư vấn kiến thức cho phụ huynh học sinh; (2) Người đang tìm việc làm, được cung cấp các dịch vụ: hỗ trợ tìm cơng việc phù hợp; tư vấn chun sâu cho người khó tìm được việc làm (tư vấn 1-1); hỗ trợ tìm được các chứng chỉ cần thiết trong quá trình tìm việc làm: thẻ đào tạo phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm cho từng đối tượng: thanh thiếu niên, phụ nữ....; (3) Người đang làm việc, được cung cấp các dịnh vụ: hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề (thẻ đào tạo phát triển kỹ năng nghề) cho lao động chính, lao động làm thêm; hỗ trợ riêng cho phụ nữ: thai sản, nghỉ nuôi con; (4) Người thất nghiệp tìm việc làm, được cung cấp: thơng tin, tư vấn tâm lý và kỹ năng tìm kiếm việc làm; cung cấp các dịch vụ tìm kiếm việc làm; hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp thúc đẩy tìm kiếm việc làm; (5) Người sử dụng lao động, được cung cấp các dịch vụ:

cung cấp lao động kể cả lao động nước ngồi; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận nhiều lao động đặc thù; hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm cho người lao động (hỗ trợ tiền lương, hỗ trợ người sử dụng đào tạo phát triển kỹ năng nghề cho người lao động...); hỗ trợ trang thiết bị khi doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất để họ tiếp nhận nhiều lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục tiếp nhận người đã nghỉ hưu nhưng vẫn mong muốn làm việc; hỗ trợ các doanh nghiệp xây

dựng nhà trẻ khi có ½ số người lao động có nhu cầu gửi con vào nhà trẻ; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực thơng qua chương trình online và offline...;

(6) Đối với lao động nước ngoài, được cung cấp các dịch vụ: cấp giấy phép lao

động; cung cấp những kiến thức về phong tục tập quán, sinh hoạt của người Hàn Quốc; hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới (nếu người lao động có nhu cầu thay đổi việc làm).

Hệ thống thông tin dịch vụ việc làm được kết nối giữa các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Chính phủ, bao gồm 3 hệ thống: hệ thống bảo hiểm việc làm (EI net), hệ thống hỗ trợ việc làm (work net), hệ thống phát triển kỹ năng nghề *(SD net). Đối tượng sử dụng hệ thống thông tin dịch vụ việc làm bao gồm: người tìm việc, doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo phát triển kỹ năng nghề. Cách thức sử dụng hệ thống: mỗi người sử dụng có 1 IP, password để truy cập vào hệ thống.

1.3.1.2. Thụy Điển

Dịch vụ việc làm công Thụy Điển là cơ quan công quyền trực thuộc Chính Phủ và Quốc Hội, được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến các địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đơ Stokholm, gồm có Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, phịng ban chức năng.

Cấp Vụ gồm có: (1) Văn phịng giúp việc Tổng Giám đốc gồm có 2 bộ phận, Kiểm soát và An ninh/bảo đảm; (2) Kế hoạch; Và (3) Hợp tác Quốc tế.

Cấp Phịng gồm có: (1) Phục hồi chức năng làm việc; (2) Hướng dẫn và Hội nhập; (3) Chiến lược việc làm; (4) Tài chính; (5) Dịch vụ pháp lý; (6) Công nghệ thông tin; (7) Cung cấp dịch vụ cá nhân; (8) Phân tích; (9) Truyền thơng; (10) Nguồn nhân lực và (11) Hỗ trợ và dịch vụ nội bộ.

Thụy Điển không thành lập các Trung tâm theo vùng và địa bàn hành chính, mà hồn tồn phụ thuộc vào các vùng hoặc địa phương có nhu cầu giao dịch việc làm hay khơng. Do vậy, Thụy Điển đã chia thị trường lao động của mình thành các khu vực thị trường lao động khác nhau, gồm có 10 Trung tâm khu vực và 01 Trung tâm Quốc gia chịu trách nhiệm về dịch vụ khách hàng. Trong 10 Trung tâm khu vực

thị trường lao động này lại chia nhỏ thành 55 Trung tâm vùng thị trường khác nhau và sau cùng là 321 Trung tâm hoặc Văn phòng dịch vụ việc làm rải khắp tại các khu vực và vùng trên toàn quốc.

Tuy cơ cấu tổ chức hoàn toàn theo hệ thống ngành dọc, nhưng trong quan lý, chỉ đạo và điều hành hệ thống thì Cơ quan dịch vụ việc làm cơng Thụy Điển lại có sự phân cấp tương đối triệt để và rõ ràng. Cấp Trung ương, Tổng Giám đốc có nghĩa vụ bảo vệ kế hoạch ngân sách trước Chính phủ và Quốc hội và có quyền bổ nhiệm nhân viên dưới quyền tại khối cơ quan Trung ương và Giám đốc các Trung tâm khu vực. Giám đốc các Trung tâm khu vực được phân quyền bổ nhiệm cấp dưới, nhân viên của mình và Giám đốc các Trung tâm vùng. Tương tự như vậy, Giám đốc các Trung tâm vùng lại có quyền quản lý và bổ nhiệm các Trung tâm và các Trưởng Văn phòng dịch vụ việc làm ở cơ sở. Trong hoạt động thực tế, các chuyên gia hoặc nhân viên tại khối cơ quan Trung ương thường xuyên luân phiên xuống các Trung tâm hoặc Văn phòng dịch vụ việc làm tại cơ sở để làm việc.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội dịch vụ việc làm cơng thế giới năm 2010, Thụy điển có dân số là 9.379.116, trong khi đó số lượng nhân viên dịch vụ việc làm công là 11.000 người và như vậy cứ 853 người dân Thụy Điển thì có 1 nhân viên dịch vụ việc làm.

1.3.1.3. Cộng hòa Áo

Cũng như Thụy Điển, Croatia và các nước Châu Âu khác, Tổ chức dịch vụ việc làm công của Áo (Austrian Public Employment Service – AMS) được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp: Cơ quan dịch vụ việc làm công Trung ương (Liên bang) trực thuộc Bộ Lao động – Xã hội và Bảo vệ người tiêu dùng; cấp vùng (gồm 9 Trung tâm vùng, tương ứng với 9 tỉnh); cấp địa phương (gồm 99 Trung tâm đặt tại tất cả các khu vực hành chính trên tồn quốc). Hội đồng hành chính của các cấp đều có sự tham gia của đại diện, như: cơ quan quản lý lao động, giới chủ sử dụng lao động, cơng đồn, liên đồn cơng nghiệp Áo), trong đó cơ quan lao động giữ vai trò chủ đạo. Sự hiện hữu của Hội đồng này như là một cơng cụ để thiết kế các chính sách thị trường lao động (bao gồm cả các chương trình việc làm của Liên bang và của

các tỉnh) để giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc quyền. Nhưng cơ quan điều hành thực sự tất cả các hoạt động ở các cấp là Ban Giám đốc, gồm có Giám đốc và các phó Giám đốc.

Tại cấp Liên bang, Cơ quan dịch vụ việc làm cơng Áo gồm có Hội đồng hành chính và Ban Giám đốc có trách nhiệm điều hành chung đảm bảo tất cả các thủ tục liên quan đến những những vấn đề cơ bản được áp dụng và thực hiện thống nhất trên toàn quốc và chịu trách nhiệm tất cả các cơng việc ngồi phạm vi quyền hạn của cấp tỉnh. Ngoài việc thực hiện chức năng phối hợp và điều hành, Cơ quan dịch vụ việc làm cơng Áo cịn có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện, khuôn khổ cần thiết để thực hiện phân cấp trong việc thực hiện các chính sách về thị trường lao động. Hội đồng quản trị gồm 12 thành viên và Ban giám đốc gồm các thành viên là Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc.

Văn phịng cấp Liên bang trực dưới quyền điều hành của Tổng giám đốc có nhiệm vụ: Quản lý, kiểm sốt, theo dõi, đánh giá, phân tích mơi trường kinh doanh và xây dựng các chiến lược Việc thực hiện các nhiệm vụ này nhằm mục tiêu chủ yếu là: đáp ứng các chính sách thị trường lao động; quyết định chương trình ưu tiên chính sách thị trường lao động cho Cơ quan dịch vụ việc làm công Áo; quy định các tiêu chuẩn liên quan đến tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, nghiên cứu cơ bản và thống kê; giám sát các hoạt động của các cấp thuộc quyền.

Văn phòng cấp tỉnh, gồm 9 văn phòng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Ban giám đốc cấp tỉnh, có nhiệm vụ: xây dựng chính sách thị trường lao động cho các khu vực mà văn phòng phụ trách; kết nối giữa Cơ quan dịch vụ việc làm công Áo với các cơ quan ban ngành trong tỉnh; giám sát thị trường lao động, thông kê lao động – việc làm và nghiên cứu phát triển; thiết lập các điều kiện khung; hỗ trợ các văn phịng tại các khu vực hành chính thuộc tỉnh.

Văn phịng tại khu vực hành chính, gồm 99 văn phịng có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, tư vấn và hỗ trợ những trường hợp có nhu cầu đặc biệt; hướng dẫn, giúp đỡ giải quyết những khiếu nại bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên.

cho người thất nghiệp, mà còn cho tất cả người lao động muốn chuyển đổi nghề nghiệp, vị trí làm việc và cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho người sử dụng lao động.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội dịch vụ việc làm công thế giới, năm 2010 dân số của Áo là 8.032.926 người, trong khi đó số lượng nhân viên của tổ chức dịch vụ việc làm công là 4.865 (chưa tính số nhân viên hợp đồng theo thời vụ hoặc bán thời gian). Như vậy, cứ 1.651 người dân Áo thì có một nhân viên dịch vụ việc làm. Cũng trong năm 2010, Cộng hòa Áo đã chi 509,1 triệu Euro cho việc trả lương cho nhân viên và chi phí cho trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin; 4.556,5 triệu Euro cho việc chi trả trợ cấp thất nghiệp; 1.024,1 triệu Euro cho các chính sách thị trường lao động chủ động.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w