Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 89)

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước đối với cáctrung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam đến năm 2025 trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam đến năm 2025

3.2.1.1. Về hồn thiện chính sách, pháp luật

Chính phủ nghiên cứu để chuẩn bị trình Quốc hội sửa đổi Luật Việc làm trong đó: (1) sửa đổi các quy định để đảm bảo tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng một thị trường lao động chủ động để các bên (người lao động, người sử dụng lao động) dễ tiếp cận, dễ sử dụng; và là nguồn cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục, chính xác, đầy đủ các thơng tin liên quan đến nguồn cung lao động, cầu lao động và

chất lượng nguồn nhân lực…; (2) sửa đổi các quy định về bảo hiểm thất nghiệp theo đó chú trọng khâu đào tạo nghề, giới thiệu việc làm sau khi người lao động bị thất nghiệp thay vì tập trung vào trợ cấp thất nghiệp như hiện nay; (3) sửa đổi các quy định về dịch vụ việc làm, theo đó nghiên cứu xã hội hóa dịch vụ việc làm, quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm tinh gọn, hoạt động chủ động, đẩy mạnh chia sẻ và kết nối thông tin giữa các trung tâm về ngân hàng việc làm cũng như nguồn lao động.

3.2.1.2. Về giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm DVVL

- Rà sốt, hồn thiện lại quy hoạch hệ thống các trung tâm DVVL, sắp xếp lại hoặc chuyển đổi mơ hình hoạt động đối với các trung tâm hoạt động thiếu hiệu quả, kém chất lượng.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về việc làm, thị trường lao động để chia sẻ giữa các địa phương, khu vực và thực hiện thống nhất, đồng bộ trên tồn quốc.

- Đa dạng hóa các hình thức tư vấn, giới thiệu việc làm: ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin vào hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm như: tư vấn trực tuyến, giới thiệu việc làm trực tuyến hoặc người lao động có thể tự truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu về việc làm để đăng ký dự tuyển, người sử dụng lao động tự truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu về việc làm để tuyển lao động theo nhu cầu.

- Đa dạng hóa các hình thức thu thập thơng tin thị trường lao động: Chia sẻ, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về bảo hiểm xã hội, về doanh nghiệp để thu thập thông tin thị trường lao động; hoặc ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin thị trường lao động thay vì thực hiện thủ cơng và trực tiếp.

của Trung tâm để mở rộng đối tượng nhận tư vấn, giới thiệu việc làm ở Trung tâm khơng chỉ tập trung vào nhóm người lao động thất nghiệp, mà cịn với các loại hình lao động khác muốn chuyển đổi công việc, lao động di cư; tư vấn, giới thiệu việc làm cho các nhóm lao động yếu thế (người khuyết tật, lao động nữ, lao động cao tuổi...).

- Kiện toàn lại tổ chức bộ máy các trung tâm DVVL trên cơ sở phân loại theo mức độ phát triển của thị trường lao động, đảm bảo tổ chức bộ máy đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổ chức hoạt động đảm bảo hệ thống các trung tâm DVVL được gắn kết và quản lý vận hành có hiệu quả.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với trung tâm DVVL

- Chuyển đổi số trong vấn đề quản lý hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm: Nâng mức ứng dụng công nghệ thông tin cấp độ 4 trong việc thành lập trung tâm dịch vụ việc làm, báo cáo hoạt động dịch vụ việc làm, … đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quản lý.

- Nâng cao năng lực dự báo thông tin thị trường lao động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các trung tâm dịch vụ việc làm để đảm bảo chất lượng dự báo bám sát với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của thị trường lao động của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

- Đầu tư có trọng điểm các trung tâm DVVL trên cơ sở cân đối hài hịa giữa nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; ưu tiên các tỉnh nghèo không tự cân đối ngân sách; đồng thời huy động từ các nguồn thu khác để thực hiện đầu tư tập trung, đồng bộ đối với các trung tâm DVVL theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia trong Hiệp hội dịch vụ việc làm công thế giới mà Việt Nam là thành viên;

đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm nước ngoài để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ việc làm của Việt Nam.

3.2.1.4. Về thanh tra, kiểm tra

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm để kịp thời xử lý những trung tâm “ma” hoạt động khơng có giấy phép, khơng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực… phục vụ hoạt động dịch vụ việc làm; kịp thời xử lý những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động dịch vụ việc làm tạo môi trường lành mạnh cho tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Thơng qua cơng tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để để xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện cũng như thay đổi phương thức quản lý cho phù hợp.

3.2.1.5. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dịch vụ việc làm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật về dịch vụ việc làm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm.

3.2.2. Các giải pháp khác

- Xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thống nhất định mức biên chế bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức hoạt động (trong đó có biên chế cho hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp), bố trí nhân sự phù hợp với khả năng, năng lực và từng vị trí việc làm.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực làm công tác dịch vụ việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập khu vực, thế giới.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích nhân tài, người có năng lực chun mơn, năng lực quản lý trong lĩnh vực dịch vụ việc làm đến làm việc cho các trung tâm dịch vụ việc làm.

- Tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

thông qua việc ứng dụng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề, duy trì việc làm cho người lao động. Giản tiện hóa thủ tục chi trả bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời, chống được các hành vi gian lận và trục lợi bảo hiểm qua việc phát triển phần mềm quản lý nhằm hỗ trợ cho đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thể khai báo và nhận kết quả qua internet. Như vậy sẽ tránh được tình trạng quá tải tại các điểm làm thủ tục.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 89)

w