Nội dung quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 33)

1.2. Quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

1.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với trungtâm dịch vụ việc làm tâm dịch vụ việc làm

Quản lý nhà nước đầu tiên phải bằng pháp luật, vì vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật là khâu quan trọng trong quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm. Hệ thống văn bản pháp luật phải được ban hành một cách đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và các tiêu chuẩn, điều kiện mà nhà nước đã cam kết trong các Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho trung tâm dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động, xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm có quy hoạch, đặt nền móng đảm bảo việc làm bền vững, ổn định an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Các hình thức văn bản mà cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm: (1) Thông qua các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Nghị quyết của Đảng để định hướng, xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; Ban hành Luật, Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân…để xây dựng khuôn khổ pháp lý cụ thể hóa các Nghị quyết nêu trên hoặc đặt nền móng pháp lý, cơ sở, điều kiện cho các trung tâm dịch vụ việc làm thành lập, hoạt động theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà nhà nước đề ra.

- Để tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm, nhà nước sử dụng biện pháp hành chính bao gồm việc: (1) xây dựng và ban hành các ấn

phẩm truyền hình, sách, báo, tờ rơi; tổ chức các hội nghị tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật; tổ chức các hội nghị tập huấn, giáo dục pháp luật cho các đối tượng chịu sự tác động chính của văn bản…nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; (2) ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong q trình thi hành pháp luật; (3) ban hành và tổ chức các kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật nhằm kiểm sốt, giám sát quá trình thực thi pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Nhà nước cũng sử dụng công cụ tư pháp (hệ thống cơ quan tịa án), thơng qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý tranh chấp phát sinh trong xã hội để giải quyết những xung đột phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, qua đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thơng qua các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

- Việc tổ chức, triển khai thi hành pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm khơng thể khơng nói đến tầm quan trọng cũng như cơng cụ hữu hiệu để giúp đưa pháp luật đi vào cuộc sống và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong q trình triển khai đó là việc ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (bao gồm các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm), trong đó quy định về hành vi, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt…để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội nói chung và vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm nói riêng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục đích răn đe, trừng phạt các đối tượng vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cùng với hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cịn có hệ thống pháp luật về hình sự, đây là cơng cụ hữu hiệu và không thể thiếu của nhà nước để đảm bảo bảo vệ tính mạng, sức khỏe, và ổn định an ninh trật tự, an tồn xã hội, đảm bảo có hình thức xử lý thích đáng và hiệu quả đối với những hành vi vi phạm pháp

luật có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến quyền công dân, trật tự, an tồn của xã hội.

- Bên cạnh các cơng cụ pháp luật về hành chính, hình sự, tư pháp giúp nhà nước quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm, thì cơng cụ pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng góp phần giúp quản lý nhà nước được tồn diện hơn. Thông qua hệ thống pháp lý về khiếu nại, tố cáo, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể nhờ đến các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng quả mình trong quá trình thực hiện hoạt động liên quan đến dịch vụ việc làm.

1.2.2.2. Hình thành bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

Ở cấp quốc gia, bộ máy quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ. Ở địa phương, cơ quan quản lý hành chính cao nhất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trung tâm dịch vụ việc làm, về bản chất thuộc lĩnh vực việc làm, đây là lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xét về quản lý ngành, lĩnh vực việc làm (dịch vụ việc làm), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước trong phạm vi cả nước.

Ở địa phương, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất trong lĩnh vực việc làm là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý lĩnh vực việc làm có Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đây là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và phịng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm (thông thường được đặt tên là Phịng Lao động, người có cơng và xã hội). Dưới cấp tỉnh cịn có Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các phịng chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm.

Riêng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương đối với lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội... Tuy nhiên, về mặt chuyên mơn, nghiệp vụ (trong đó có lĩnh vực việc làm),

Sở LĐTBXH cũng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc xây dựng, hình thành bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm nhằm quản lý quá trình thành lập, hoạt động và giải thể trung tâm dịch vụ việc làm, cũng như sự đảm bảo về nguồn lực cho trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động.

Cùng với sự phân cấp, phân quyền về quản lý nhà nước đối với dịch vụ việc làm như đã nêu ở trên, thì mơ hình bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm ở nước ta cần áp dụng là mô hình tổ chức theo chức năng. Với mơ hình này sẽ đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất của bộ máy tổ chức quản lý hành chính của nước ta, cũng như đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, chuyên mơn hóa trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.

1.2.2.3. Quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm

Tùy theo điều kiện thực tế nên mỗi nước có mơ hình tổ chức dịch vụ việc làm cơng khác nhau, nhưng nhìn chung các nước, qua nhiều giai đoạn phát triển cuối cùng vẫn xây dựng và vận hành theo mơ hình tổ chức ngành dọc, vì theo các chuyên gia Hàn Quốc, đây là lựa chọn duy nhất mới có thể đảm bảo tính chun nghiệp, thống nhất trong quản lý, điều hành vì mục tiêu chung, đặc biệt trong thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động bảo hiểm việc làm và DVVL nói chung, hoạt động thơng tin thị trường lao động nói riêng là hoạt động địi hỏi tính chun mơn hóa cao, cập nhật thường xuyên trong bối cảnh thị trường lao động luôn biến động nên cần sự chỉ đạo thống nhất, trực tiếp của cơ quan chuyên mơn. Mơ hình tổ chức DVVL cơng theo ngành dọc ở các nước có bề dày lịch sử phát triển đã giúp việc ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách thị trường lao động chủ động và bị động được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, như: chính sách tạo việc làm; ổn định việc làm; các biện pháp ứng phó với việc sa thải lao động hàng loạt do suy giảm kinh tế; thu thập thông tin và dự báo thị trường lao động; bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo, cập

nhật và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; tăng cường kết nối cung – cầu lao động v.v... Ngoài ra, mơ hình ngành dọc đã giúp các nước xây dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ quản lý và chun mơn có năng lực và tính chun nghiệp cao, thực sự là hạt nhân gắn kết giữa cung và cầu lao động.

Bên cạnh đó, cũng có nước sử dụng mơ hình tổ chức theo chiều ngang để quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm toàn quốc như Trung Quốc.

Dù là sử dụng mơ hình tổ chức nào thì theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của các nước phát triển thì xu hướng của DVVL công trên thế giới được phát triển theo hướng thành một tổ chức gắn kết, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đáp ứng kịp thời và linh hoạt những khiếm khuyết và biến động thường xuyên của thị trường lao động nhằm kết nối cung - cầu lao động một cách có hiệu quả trong bất kỳ điều kiện chính trị hay kinh tế xã hội nào.

1.2.2.4. Quản lý thành lập và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Để quản lý việc thành lập, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và trung tâm dịch vụ việc làm, nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý của mình để thiết lập mơi trường cho các trung tâm dịch vụ việc làm hình thành và phát triển, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quản lý nhà nước đề ra. Cụ thể, nhà nước thực hiện quản lý thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm bằng các công cụ sau:

- Công cụ pháp luật: nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam cũng như là khuôn mẫu cho các trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, rõ ràng cho các tổ chức dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động theo pháp luật.

- Cơng cụ hành chính: nhà nước sử dụng cơng cụ hành chính bằng cách ra các mệnh lệnh hành chính dứt khốt, bắt buộc đến đối tượng quản lý (trung tâm

dịch vụ việc làm) trong quá trình trung tâm dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động. Cụ thể, cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tiến hành việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật của trung tâm dịch vụ việc làm trong việc thành lập, hoạt động của mình. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dùng mệnh lệnh hành chính của mình để u cầu trung tâm dịch vụ việc làm được làm gì và khơng được làm gì và phải thực hiện những nhiệm vụ gì. Bên cạnh đó, thơng qua cơng cụ hành chính, cơ quan quản lý nhà nước có thể hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, đảm bảo trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Công cụ kinh tế: đây là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các trung tâm dịch vụ việc làm thông qua xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của trung tâm dịch vụ việc làm, hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật về dịch vụ việc làm. Qua công cụ kinh tế có thể tác động gián tiếp đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hành vi của mình gây ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức khác. Khởi điểm của phương pháp này chính là sự quản lý bằng lợi ích và thơng qua lợi ích để làm cho khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất mà khơng phải đơn đốc, nhắc nhở nhiều về mặt hành chính, mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

1.2.2.5. Kiểm soát hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Kiểm soát là một cơng cụ có hiệu quả trong q trình quản lý, và là chức năng tất yếu của quản lý nhà nước. Việc kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, vướng mắc cũng như phát hiện những cơ hội mới phát triển của đối tượng quản lý. Việc kiểm sốt cũng nhằm mục đích đảm bảo cho đối tượng được kiểm sốt thực hiện được các kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra.

Việc kiểm sốt giúp nhà nước theo sát và đối phó được với sự thay đổi của mơi trường, là cơ sở hồn thiện các quyết định quản lý nhà nước, cũng như các kế hoạch, hệ thống pháp luật của nhà nước.

Để thực hiện việc kiểm soát hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các cơng cụ như: thanh tra, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá…

Muốn quản lý tốt các trung tâm dịch vụ việc làm, các nhà quản lý cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra. Việc yêu cầu các trung tâm dịch vụ báo cáo tình hình hoạt động đóng vai trị quan trọng, giúp cơ quan nhà nước theo sát tình hình hoạt động của các trung tâm, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, những khó khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động của các trung tâm. Đi kèm với việc yêu cầu các trung tâm dịch vụ việc làm báo cáo, cơ quan nhà nước cũng thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra của mình để trực tiếp đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, trực tiếp phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, trực tiếp hướng dẫn trung tâm dịch vụ việc làm nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện pháp luật. Hoạt động tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động chung của các trung tâm cũng quan trọng không kém, giúp các nhà lãnh đạo xác định tổng kết,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w