Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 29)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc là mở

2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đố

nhằm xử lý hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật.

- Thứ năm, quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

1.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với trungtâm dịch vụ việc làm tâm dịch vụ việc làm

Quản lý nhà nước đầu tiên phải bằng pháp luật, vì vậy việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật là khâu quan trọng trong quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm. Hệ thống văn bản pháp luật phải được ban hành một cách đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và các tiêu chuẩn, điều kiện mà nhà nước đã cam kết trong các Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho trung tâm dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động, xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm có quy hoạch, đặt nền móng đảm bảo việc làm bền vững, ổn định an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Các hình thức văn bản mà cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm: (1) Thông qua các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Nghị quyết của Đảng để định hướng, xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; Ban hành Luật, Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch, Quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân…để xây dựng khn khổ pháp lý cụ thể hóa các Nghị quyết nêu trên hoặc đặt nền móng pháp lý, cơ sở, điều kiện cho các trung tâm dịch vụ việc làm thành lập, hoạt động theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà nhà nước đề ra.

- Để tổ chức triển khai thi hành pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm, nhà nước sử dụng biện pháp hành chính bao gồm việc: (1) xây dựng và ban hành các ấn

phẩm truyền hình, sách, báo, tờ rơi; tổ chức các hội nghị tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật; tổ chức các hội nghị tập huấn, giáo dục pháp luật cho các đối tượng chịu sự tác động chính của văn bản…nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; (2) ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn tổ chức thi hành pháp luật, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật; (3) ban hành và tổ chức các kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật nhằm kiểm sốt, giám sát quá trình thực thi pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Nhà nước cũng sử dụng công cụ tư pháp (hệ thống cơ quan tịa án), thơng qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý tranh chấp phát sinh trong xã hội để giải quyết những xung đột phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, qua đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thơng qua các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

- Việc tổ chức, triển khai thi hành pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm khơng thể khơng nói đến tầm quan trọng cũng như công cụ hữu hiệu để giúp đưa pháp luật đi vào cuộc sống và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong q trình triển khai đó là việc ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (bao gồm các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm), trong đó quy định về hành vi, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt…để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội nói chung và vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm nói riêng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục đích răn đe, trừng phạt các đối tượng vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cùng với hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cịn có hệ thống pháp luật về hình sự, đây là cơng cụ hữu hiệu và không thể thiếu của nhà nước để đảm bảo bảo vệ tính mạng, sức khỏe, và ổn định an ninh trật tự, an tồn xã hội, đảm bảo có hình thức xử lý thích đáng và hiệu quả đối với những hành vi vi phạm pháp

luật có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến quyền cơng dân, trật tự, an tồn của xã hội.

- Bên cạnh các công cụ pháp luật về hành chính, hình sự, tư pháp giúp nhà nước quản lý đối với trung tâm dịch vụ việc làm, thì cơng cụ pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng góp phần giúp quản lý nhà nước được tồn diện hơn. Thông qua hệ thống pháp lý về khiếu nại, tố cáo, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể nhờ đến các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng quả mình trong q trình thực hiện hoạt động liên quan đến dịch vụ việc làm.

1.2.2.2. Hình thành bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm

Ở cấp quốc gia, bộ máy quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ. Ở địa phương, cơ quan quản lý hành chính cao nhất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trung tâm dịch vụ việc làm, về bản chất thuộc lĩnh vực việc làm, đây là lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xét về quản lý ngành, lĩnh vực việc làm (dịch vụ việc làm), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước trong phạm vi cả nước.

Ở địa phương, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất trong lĩnh vực việc làm là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý lĩnh vực việc làm có Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đây là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và phịng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm (thông thường được đặt tên là Phịng Lao động, người có cơng và xã hội). Dưới cấp tỉnh cịn có Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các phịng chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm.

Riêng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương đối với lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội... Tuy nhiên, về mặt chuyên mơn, nghiệp vụ (trong đó có lĩnh vực việc làm),

Sở LĐTBXH cũng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc xây dựng, hình thành bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm nhằm quản lý quá trình thành lập, hoạt động và giải thể trung tâm dịch vụ việc làm, cũng như sự đảm bảo về nguồn lực cho trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động.

Cùng với sự phân cấp, phân quyền về quản lý nhà nước đối với dịch vụ việc làm như đã nêu ở trên, thì mơ hình bộ máy quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm ở nước ta cần áp dụng là mơ hình tổ chức theo chức năng. Với mơ hình này sẽ đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất của bộ máy tổ chức quản lý hành chính của nước ta, cũng như đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, chun mơn hóa trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w