năm 2020
Năm 2015, theo quy hoạch tại Quyết định 1833/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016 – 2025, cả nước có 130 Trung tâm dịch vụ việc làm; trong đó, 64 Trung tâm thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập, giao cho Sở LĐTBXH quản lý, 66 Trung tâm thuộc các ngành, tổ chức chính trị - xã hội (03 Trung tâm dịch vụ việc làm do UBND tỉnh thành lập và giao cho Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất quản lý; 6 Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ Quốc phòng thành lập và giao cho các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh phụ trách; 57 Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ trưởng các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị thành lập).
Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 83 trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định Nghị định số 196/2013/NĐ-CP (giảm 42 trung tâm so với năm 2015, giảm 10 Trung tâm so với năm 2018). Bao gồm:
- 63 trung tâm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập, giao cho Sở LĐTBXH quản lý (mỗi tỉnh/thành phố có 01 trung tâm);
- 20 trung tâm thuộc ngành, tổ chức chính trị - xã hội (giảm 10 trung tâm so với năm 2018), cụ thể: 15 Trung tâm thuộc Trung ương Đoàn TNCSHCM, 02 Trung tâm thuộc Hội phụ nữ Việt Nam, 03 trung tâm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập và giao cho Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN - KCX) quản lý
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Có 14 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: 14 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập;
- Vùng Đồng bằng sơng Hồng: Có 22 Trung tâm dịch vụ việc làm gồm 11 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập; 11 Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ trưởng cơ quan tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
- Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung: Có 20 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: 14 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập; 6 Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ trưởng cơ quan tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
- Vùng Tây Nguyên: Có 5 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm 5 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập;
- Vùng Đơng Nam Bộ: Có 11 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: 6 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập; 5 Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ trưởng cơ quan tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
- Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long: có 16 Trung tâm dịch vụ việc làm, gồm: 13 Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập; 03 Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ trưởng cơ quan tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức chỉ đạo xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu việc làm khu vực: Hải Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ và Đồng Nai và giao cho 04 địa phương quản lý.
Mạng lưới trung tâm DVVL và các chi nhánh đã phủ rộng khắp toàn quốc, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp. Mỗi tỉnh, thành phố có 01 trung tâm DVVL do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập và
giao cho ngành LĐTBXH quản lý thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của trung tâm theo quy định của Luật Việc làm.
Bảng 2.1. Hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam ST T Thành phần tham gia Hệ thống trung tâm Xúc tiến VL (1990-1996) Hệ thống TT GTVL (từ 1997- 2002) Hệ thống TT GTVL (từ 2006-2013) Hệ thống TT DVVL từ 2013-2017 201 8 2019 2020- 2021 1 - Thuộc ngành LĐTBXH 55 64 64 63 63 63 63 2 - Thuộc Đoàn TNCSHCM 14 15 18 19 19 15 15 3 - Thuộc Cơng đồn 15 43 19 3 3 0 0 4 - Thuộc Hội phụ nữ 12 10 10 4 4 4 2 5 - Thuộc Bộ Quốc phòng 14 20 4 6 6 0 0 6 - Thuộc Bộ Công an 11 9 0 0 0 0 0
7 - Thuộc Hội nông dân 8 2 5 0 0 0 0
8 - Thuộc UBND thành phố, thị xã, quận, huyện 9 5 1 0 0 0 0
9 - Thuộc Bộ Hải sản 3 0 0 0 0 0 0
10 - Thuộc Liên minh HTX 1 1 1 0 0 3 0
11 - Thuộc Hội cựu chiến binh 1 1 1 0 0 0 0
12 - Thuộc BQL các khu CN, khu CX 0 6 7 3 3 3 3
13 - Thuộc Bộ Giáo dục 0 1 0 0 0 0 0
14 - Thuộc Ủy ban Mặt trận TQ VN 0 1 0 0 0 0 0
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm
* Giai đoạn trước năm 1986:
Giai đoạn này, nền kinh tế nước ta còn đang vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, việc phân bổ, sử dụng lao động do Nhà nước đảm nhiệm. Vì vậy hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm chưa được thành lập và hoạt động.
* Giai đoạn 1986-1995:
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đã chứng kiến sự ra đời các văn phịng dịch vụ mơi giới việc làm - tiền thân của tổ chức dịch vụ việc làm ngày nay ở một số thành phố lớn (Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh).
Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm ra đời và hoạt động vì nhu cầu của thị trường lao động, tháng 4/1992, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ra Nghị quyết 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới, đã xác định: "Tập trung thực hiện các chương trình Quốc gia về việc làm bao gồm Chương trình đào tạo, đào tạo lại và dạy nghề gắn với dịch vụ việc làm (giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động...) thông qua các dự án phát triển các Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm, Trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ ở một số địa phương và thành phố lớn, ở các tổ chức xã hội".
Do bước đầu hình thành và hoạt động, các Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, tháng 3/1993, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm, đồng thời thống nhất đổi tên thành Trung tâm Xúc tiến việc làm với chức năng và nhiệm vụ là: (1) Dạy nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng tay nghề cho lao động xã hội có nhu cầu;
(2) Tư vấn việc làm, nghề nghiệp; (3) giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, tổ
chức việc làm theo nhu cầu của thị trường; (4) Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật gắn liền với dự án tạo việc làm để giải quyết việc làm cho lao động xã hội;
(5) Tổ chức sản xuất và dịch vụ quy mô nhỏ gắn với thực hành nhằm hỗ trợ cho
hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hệ trung tâm Xúc tiến việc làm có tác động tích cực đến việc thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Các Trung tâm ra đời nằm rải ở nhiều nơi trên từng địa phương, giúp cho người lao động dễ có điều kiện tiếp xúc, tăng cơ hội nâng cao trình độ nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho họ. Nhiều Trung tâm đã thật sự phát huy tác dụng là cầu nối giữa cung và cầu của thị trường lao động, hiệu quả cao, có tín nhiệm ngày càng cao đối với cả người lao động và người sử dụng lao động.
* Giai đoạn 1995-2010:
Năm 1994, lần đầu tiên, tổ chức dịch vụ việc làm chính thức được quy định trong Bộ luật Lao động. Tiếp theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/CP và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 08/LĐTBXH-TT để quy định chi tiết trình tự thủ tục thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm. Với tên gọi mới, với chức năng nhiệm vụ mới, cụ thể: (1) Tư vấn cho người
lao động và sử dụng lao động về các lĩnh vực: Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn,... về lao động và việc làm của Việt Nam và pháp luật lao động của các nước (nếu có); Hướng nghiệp, cách thức tìm việc làm, giúp người lao động có điều kiện lựa chọn cơng việc phù hợp với trình độ, khả năng, chun mơn và sở trường nguyện vọng cá nhân, giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề...; Tuyển chọn lao động và đào tạo nghề theo yêu cầu người sử dụng lao động; (2) Giới thiệu việc làm và học nghề: Tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc và học nghề; Liên hệ với người sử dụng lao động để tìm chỗ làm việc mới; Giới thiệu người lao động đang cần việc làm với người sử dụng lao động đang cần tuyển lao động; Giới thiệu người lao động học nghề ở những nơi phù hợp và đủ
điều kiện quy định tại Nghị định 90-CP và các cơ sở dạy nghề khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý; (3) Tổ chức cung ứng lao động: Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho người sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho các công ty, đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngồi; (4) Thơng tin thị trường lao động: Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải thực hiện một số nhiệm vụ do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giao: Nắm và phân loại lao động theo nghề nghiệp, việc làm, tình hình lao động, cung, cầu lao động trên địa bàn. Tổ chức để người thất nghiệp đăng ký; nắm số liệu về lao động thất nghiệp đang cần tìm việc làm và số người đã được giải quyết việc làm thông qua hệ thống các Trung tâm Dịch vụ việc làm; Tổng hợp nhu cầu tuyển lao động trên địa bàn để có kế hoạch, biện pháp giới thiệu và giúp tuyển lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; Thực hiện dịch vụ việc làm, đào tạo nghề miễn, giảm phí cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người dân tộc và người nghèo; Nắm nhu cầu đào tạo trên cơ sở đó xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đào tạo và mơ hình mẫu về dạy nghề gắn với việc làm.
Với chức năng, nhiệm vụ mới này, trung tâm dịch vụ việc làm phù hợp hơn với thị trường sôi động trong nước, giai đoạn 1997-2004 hệ thống trung tâm Xúc tiến việc làm thực hiện chuyển đổi thành hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của Thông tư số 08/LĐTBXH-TT, không những các Trung tâm dịch vụ việc làm tăng về số lượng (35 trung tâm) mà kết quả hoạt động cũng tăng vượt bậc. Kết quả hoạt động bình quân năm 1 trung tâm giai đoạn 1997-2002 so với giai đoạn 1990-1996 đều tăng cao: Tư vấn: tăng 208%; Dạy nghề tăng 78%; Giới thiệu và cung ứng tăng 153%; Tổ chức sản xuất quy mơ nhỏ để bố trí việc làm cho lao động tăng 16%...
Năm 2002, Quốc hội ban hành Luật số 35/2002/QH10 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động, cùng với sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm để làm rõ, xác định rõ chức năng chính của Trung tâm dịch vụ việc làm là tư vấn và giới thiệu việc làm, đồng thời mở rộng hoạt động đối với các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân dưới hình thức doanh nghiệp dịch vụ việc làm, Chính phủ đã ban hành NĐ 19/2005/NĐ-CP (bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm), đánh dấu một bước ngoặt mới trong quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm. Tiếp theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành TT 20/2005/TT-BLĐTBXH và TT 27/2008/TT- BLĐTBXH để quy định chi tiết hơn về thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm.
Thực hiện thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, ngày 16/10/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP, theo đó quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
* Giai đoạn từ năm 2011 đến nay:
Với sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Việc làm năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 196/2013/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thơng tư 07/2015/TT-BLĐTBXH, theo đó, tên Trung tâm một lần nữa được đổi tên thành Trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng thông lệ quốc tế. Nghị định 196/2013/NĐ-CP được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để một lần nữa rà sốt kiện tồn lại hệ thống Trung tâm. Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Việc làm năm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Nghị định 61/2020/NĐ-CP cũng đánh dấu mốc quan trọng trong việc thay đổi cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm thất nghiệp - một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trung tâm dịch vụ việc làm
là thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Một lần nữa, pháp luật về dịch vụ việc làm được hoàn thiện sau khi Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành, cơ sở pháp lý cao nhất để quy định hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm chỉ còn Luật Việc làm năm 2013. Ngày 19/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2021/NĐ-CP (thay thế Nghị định 196/2013/NĐ-CP và Nghị định 52/2014/NĐ-CP) quy định chi tiết Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 55/2012/NĐ-CP (có hiệu lực áp dụng từ 15/8/2012 đến 30/11/2020) và Nghị định 120/2020/NĐ-CP (có hiệu lực áp dụng kể từ 01/12/2020 đến nay) để quy định việc tổ chức lại, giải thể đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập trong đó có trung tâm dịch vụ việc làm.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập để làm cơ sở cho trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động với vai trị là đơn vị sự nghiệp cơng lập, bao gồm: Nghị định