Quản lý thành lập và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 31)

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc là mở

2.2.4. Quản lý thành lập và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Để quản lý việc thành lập, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và trung tâm dịch vụ việc làm, nhà nước sử dụng các cơng cụ quản lý của mình để thiết lập mơi trường cho các trung tâm dịch vụ việc làm hình thành và phát triển, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quản lý nhà nước đề ra. Cụ thể, nhà nước thực hiện quản lý thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm bằng các công cụ sau:

- Công cụ pháp luật: nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam cũng như là khuôn mẫu cho các trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, rõ ràng cho các tổ chức dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động theo pháp luật.

- Công cụ hành chính: nhà nước sử dụng cơng cụ hành chính bằng cách ra các mệnh lệnh hành chính dứt khốt, bắt buộc đến đối tượng quản lý (trung tâm

dịch vụ việc làm) trong quá trình trung tâm dịch vụ việc làm thành lập và hoạt động. Cụ thể, cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tiến hành việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật của trung tâm dịch vụ việc làm trong việc thành lập, hoạt động của mình. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dùng mệnh lệnh hành chính của mình để u cầu trung tâm dịch vụ việc làm được làm gì và khơng được làm gì và phải thực hiện những nhiệm vụ gì. Bên cạnh đó, thơng qua cơng cụ hành chính, cơ quan quản lý nhà nước có thể hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thành lập, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, đảm bảo trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Công cụ kinh tế: đây là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các trung tâm dịch vụ việc làm thông qua xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của trung tâm dịch vụ việc làm, hoặc của các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật về dịch vụ việc làm. Qua công cụ kinh tế có thể tác động gián tiếp đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hành vi của mình gây ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức khác. Khởi điểm của phương pháp này chính là sự quản lý bằng lợi ích và thơng qua lợi ích để làm cho khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất mà khơng phải đơn đốc, nhắc nhở nhiều về mặt hành chính, mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w