Đánh giá việc thực hiện nội dung quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 83)

2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với các trung tâm

2.3.2. Đánh giá việc thực hiện nội dung quản lý

2.3.2.1. Ưu điểm

- Nhà nước đã ban hành tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật và các định hướng chính sách liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm thơng qua việc ban hành các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước; các Luật, Nghị định quy định về thành lập, hoạt động và quản lý đối với Trung tâm DVVL như Luật Việc làm, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Việc làm về dịch vụ việc làm, các văn bản liên quan đến cơ chế tài chính của trung tâm dịch vụ việc làm…; các văn bản liên quan đến kiểm soát hoạt động dịch vụ việc làm như Bộ luật hình sự, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại, tố cáo…

- Ln cập nhật, sửa đổi và hồn thiện pháp luật về quản lý đối với dịch vụ việc làm đảm bảo phù hợp với thị trường lao động, và điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ.

- Luôn chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dịch vụ việc làm cho cơng dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan để đảm bảo hiểu đúng, hiểu đủ và tuân thủ pháp luật cũng như chính sách của nhà nước.

- Thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với người lao động, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm để trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và thông tin thị trường lao động.

- Bố trí kinh phí cho các trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

2.3.2.2. Hạn chế

a) Về hoạt động của các trung tâm

- Năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm chưa được đồng đều. Ngoại trừ các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, các Trung tâm do

các Hội đồn thể, tổ chức chính trị xã hội quản lý do những khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động nên các hoạt động hỗ trợ thị trường còn kém hiệu quả, chủ yếu là các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng nhân lực, đào tạo nghề.

- Việc áp dụng các quy định của Nghị định vào hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, Trung tâm Dịch vụ việc làm chỉ được giao biên chế một cách hình thức, khơng có quỹ lương và chi phí hành chính. Do vậy, trung tâm gặp nhiều khó khăn, hạn chế hiệu quả hoạt động, dẫn đến Trung tâm chỉ quan tâm đến hoạt động dạy nghề có thu mà khơng chú trọng đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động.

- Các trung tâm DVVL đã triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chất lượng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hoạt động thu thập, tổng hợp phân tích thơng tin và dự báo thị trường lao động; đồng thời, do hạn chế về nguồn lực và trình độ năng lực cán bộ, nhân viên nên nhiều chương trình và hoạt động, đặc biệt là các chương trình, hoạt động dành cho các nhóm đối tượng đặc thù chưa được thiết kế, triển khai một cách bài bản và chuyên nghiệp.

- Việc thu phí từ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động theo quy định Trung tâm Dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật tuy nhiên văn bản hướng dẫn cụ thể về các mức phí, đối tượng thu phí, cơ chế quản lý hiện nay chưa được ban hành nên chưa thực hiện được.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm còn hạn chế, đặc biệt thiếu sự liên kết, chia sẻ các thông tin về thị trường lao động giữa các trung tâm. Do vậy, hiệu quả trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa cao, chưa đủ nguồn lao động cung cấp cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trong đó có việc tiếp nhận lao động nước ngồi.

- Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động của các trung tâm còn hạn chế.

b) Về tổ chức bộ máy

- Mặc dù được kiện toàn về mặt tổ chức, biên chế và nhân sự, nhưng do khác nhau về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên về cả số lượng và năng lực nên giữa các trung tâm chưa có sự thống nhất, mỗi trung tâm có mơ hình tổ chức hoạt động khác nhau (cùng một hoạt động nhưng mỗi nơi tổ chức một kiểu bộ máy thực hiện khác nhau, từ tên gọi các phòng ban, phát triển website cho đến những quy định về trang phục …) dẫn tới khó khăn trong cơng tác chỉ đạo chuyên môn cũng như việc thống nhất, liên kết các hoạt động chuyên môn giữa các trung tâm với nhau. Thực tế, có trung tâm do hạn chế về biên chế nên tuy thành lập các phòng chuyên mơn nhưng hoạt động cũng khó khăn vì chỉ có 1 trưởng phịng và 1 nhân viên hoặc có lãnh đạo phịng nhưng khơng có nhân viên. Chính vì vậy, một số địa phương, Bộ, ngành khơng tổ chức thành các phịng nghiệp vụ như quy định trong Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 mà lồng ghép các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với nhau.

- Về quy mô, cơ cấu nhân lực và công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

+ Yêu cầu về nhiệm vụ ngày càng tăng, song số biên chế được giao ít, chưa kể phải thực hiện tinh giản biên chế nên khó đảm bảo các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thơng tin thị trường lao động.

+ Có nhiều hình thức lao động trong trung tâm (viên chức, định suất lao động, hợp đồng lao động…) nên việc thực hiện chính sách cho số lao động trong trung tâm còn nhiều bất cập. Đặc biệt số lao động định suất do Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả, hầu hết chưa được cơng nhận là viên chức nên gặp khó khăn trong việc đào tạo, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiểm.

+ Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trung tâm DVVL chưa bài bản, chưa tổ chức thường xuyên, đồng thời chưa được cơng nhận về tài liệu, giáo trình, do vậy chưa cung cấp được cho các trung tâm các công cụ, tài liệu cẩm nang hướng dẫn các hoạt động tư vấn, thông tin thị trường lao động.

c) Về cơ chế tài chính của trung tâm

- Phương thức phân bổ kinh phí hàng năm dựa theo số biên chế được giao chưa gắn với kết quả, hiệu quả tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm; chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

- Mỗi nguồn kinh phí có các quy định, cơ chế tài chính riêng, do vậy việc tổ chức thực hiện nhiều cơ chế tài chính tại trung tâm gặp nhiều bất cập, mặt khác mỗi trung tâm lại hiểu và thực hiện theo cách khác nhau nên ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm.

- Theo quy định, các trung tâm dịch vụ việc làm phải tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí đối với người lao động, chỉ được thu phí cung ứng lao động đối với người sử dụng lao động; tuy nhiên, thực tế các trung tâm dịch vụ việc làm hầu như khơng thu phí hoặc thu được rất ít phí cung ứng lao động đối với người sử dụng lao động. Trong khi đó, để hoạt động được dịch vụ việc làm tốt, có thơng tin phục vụ quản lý nhà nước về việc làm, thị trường lao động thì phải đầu tư để thu thập, cập nhật, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực của cán bộ tư vấn…nhưng khơng đủ kinh phí để thực hiện. Do vậy, các trung tâm dịch vụ việc làm chỉ hoạt động thuần túy về dịch vụ việc làm thu khơng đủ bù chi.

- Việc thu phí từ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động theo quy định Trung tâm Dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật tuy nhiên văn bản hướng dẫn cụ thể về các mức phí, đối tượng thu phí, cơ chế quản lý hiện nay chưa được ban hành nên chưa thực hiện được.

- Cơ chế quản lý tài chính từ nguồn chương trình mục tiêu để hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm tồn tại nhiều bất cập, mục tiêu do một Bộ (Bộ chủ trì chương trình) xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thơng báo, địa phương triển khai thực hiện dự án đôi khi không đúng mục tiêu, dẫn đến khó khăn trong quản lý mục tiêu chung của chương trình.

- Một số trung tâm cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cơ quan cấp trên nên chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với nguồn kinh phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp: Hiện tại chỉ ổn định cho nội dung chi tiền lương cho cán bộ và các hoạt động thường xuyên để thực hiện sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp; các hoạt động chun mơn như thu thập, phân tích dự báo thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm được bố trí ít và khơng ổn định.

2.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Thiếu cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về thị trường lao động.

- Việc quản lý hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm hiện nay khơng giúp cho trung tâm có thể chủ động, linh hoạt trong việc huy động nguồn lực và tổ chức hoạt động của trung tâm.

- Nguồn kinh phí giành cho trung tâm hoạt động cịn hạn chế.

- Việc quản lý trung tâm dịch vụ việc làm còn lỏng lẻo, các trung tâm dịch vụ việc làm khu vực và quốc gia chưa phát huy tốt vai trị của mình.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cáctrung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam đến năm 2025

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 83)

w