Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 77)

2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với các trung tâm

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

Nhìn chung, việc quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm đã phần nào đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quản lý nhà nước đã đề ra, cụ thể:

Thứ nhất, nhà nước đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện việc quản lý

nhà nước đối với dịch vụ việc làm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, việc quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm đã đảm bảo mục tiêu công bằng kinh tế. Điều này được thể hiện ở việc nhà nước quy định họat động dịch vụ việc làm giữa Trung tâm dịch vụ việc làm và Doanh nghiệp dịch vụ việc làm có sự tương đồng, đồng bộ lớn, khơng có sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ việc làm cho thị trường lao động có thu phí như: tư vấn; giới thiệu việc làm; thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thơng tin thị trường lao động…

Thứ hai, việc quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm cũng đã

giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cũng như thực hiện tốt một số nhiều vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể về kết quả hoạt động dịch vụ việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2014-2019 như sau:

- Hoạt động tư vấn: Trung tâm DVVL cung cấp các dịch vụ tư vấn cho người

lao động về: học nghề, lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học, lựa chọn cơng việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngồi nước; tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm; tư vấn về các chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp cơng lập, hoạt động khơng vì lợi nhuận, có mạng lưới rộng khắp, phong phú, đa dạng về hình thức tư vấn,là chỗ dựa cho tất cả các đối tượng người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là lao động yếu thế. 100% lao động và người sử dụng lao động đến với trung tâm có nhu cầu đều được tư vấn. Giai đoạn 2014-2019, các trung tâm đã tư vấn cho 13.797.000 lượt người (trong đó có 7.813.241 lượt người lao động được tư vấn về việc làm, chiếm 56,63%; 3.245.054 lượt người lao động được tư vấn về học nghề, chiếm

23,52%; 1.891.568 lượt người được tư vấn về chính sách chế độ lao động, việc làm, chiếm 13,71%,...). Trong tổng số lượt lao động được tư vấn nêu trên, lao động nữ chiếm tỉ lệ 45,35%.

- Giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động: Hoạt động giới thiệu việc

làm, cung ứng lao động được kết nối qua nhiều hình thức, như trực tiếp tại trụ sở chính, tại các điểm giao dịch vệ tinh của trung tâm DVVL, các phiên giao dịch việc làm; gián tiếp qua cổng thông tin điện tử việc làm, các Website, điện thoại, tin nhắn, … tạo thành một mạng lưới bao phủ trên toàn quốc. Trung tâm DVVL là địa chỉ tin cậy được nhiều doanh nghiệp tìm đến để tuyển lao động. Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động cũng được tăng cường tính hiệu quả hơn thơng qua hoạt động giao dịch việc làm của các sàn giao dịch việc làm. Hiện nay, cả nước có 48 địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm. Giai đoạn 2014- 2019, các trung tâm đã tổ chức hơn 7000 phiên giao dịch việc làm, số lượt lao động nhận được việc làm do trung tâm giới thiệu và cung ứng là 5.275 nghìn lượt người.

- Thu thập, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin thị trường lao động: Các trung tâm đã tổ chức thu thập thơng tin về việc làm trống, người tìm việc và đưa số liệu này lên website của trung tâm, đồng thời kết nối với Cổng thơng tin điện tử việc làm (vieclamvietnam.gov.vn) để có thể chia sẻ thơng tin trên phạm vi toàn quốc. Những dữ liệu này đã góp phần khơng nhỏ hỗ trợ các trung tâm trong việc tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm khác; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tự kết nối. Bên cạnh đó, các trung tâm cũng tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu, các cuộc điều tra, khảo sát thị trường lao động được thực hiện bởi Bộ LĐTBXH, Tổng cục Thống kê nên đã bổ sung được phần nào nguồn dữ liệu chính thống cho các trung tâm, tạo cơ sở đáng tin cậy cho công tác phân tích, dự báo thị trường lao động tỉnh, thành phố và cả nước.

Định kỳ, các trung tâm đã tích cực thực hiện việc phân tích và đưa ra các bản tin về thị trường lao động, bản tin về dự báo thị trường lao động ngắn hạn trên địa

bàn, nhiều địa phương đã tập trung vào công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn như Hải Dương, Hà Nội, Bình Thuận, ...

- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Số lượng người lao động đến

với trung tâm DVVL nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đều qua các năm. Các trung tâm đã cố gắng bố trí đón tiếp người lao động với phương châm tư vấn, giới thiệu việc làm trước và chi trả trợ cấp thất nghiệp sau. Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp dành cho lao động thất nghiệp được các trung tâm tổ chức thực hiện và cung cấp một cách nghiêm túc và từng bước nâng cao hiệu quả. Việc tổ chức triển khai các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm DVVL đã góp phần đưa chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày đi vào cuộc sống, giúp cho người lao động sớm tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống. Giai đoạn 2014- 2019, Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp hơn 13 triệu người. Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp gần 4 triệu người

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo

kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật: Theo báo cáo của trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố về tình hình đào tạo nghề, trung bình mỗi năm các trung tâm tổ chức đào tạo được khoảng 200-300 ngàn người, trong đó các trung tâm tự đào tạo chiếm tỉ lệ trên 60%, liên kết đào tạo 25%, số được đào tạo theo địa chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ từ 5-10%. Tuy nhiên, số người được các trung tâm DVVL đào tạo đăng ký tìm việc làm qua trung tâm mới chỉ đạt khoảng 30%. Các ngành nghề mà trung tâm DVVL tập trung đào tạo chủ yếu là những ngành nghề phổ thông: lái xe, may cơng nghiệp, tin học văn phịng…

- Thực hiện các hoạt động khác: Trung tâm DVVL được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giao thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (theo quy định tại Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28/7/2014 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam). Bên cạnh đó, một số

trung tâm DVVL được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở LĐTBXH giao cho thực hiện các nhiệm vụ, dự án khác như: dạy nghề cho phụ nữ theo Dự án Hỗ trợ xây dựng Trung tâm nâng cao năng lực dạy nghề cho phụ nữ Việt Nam (Trung tâm DVVL Cần Thơ), Dự án Phục hồi chức năng lao động việc làm cho người khuyết tật (Trung tâm DVVL Hà Nội) …

Bảng 2.3. Số liệu hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm ST T Chỉ tiêu Đvt Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Số phiên giao dịch việc làm Phiên 1,150 1,200 1,211 1,214 1,223 1,174 2 Số lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại Trung tâm Lượt người 2,620,000 2,979,000 2,984,109 2,982,148 2,988,030 2,640,10 8 3 Số lao động nhận được việc làm doTrung tâm giới thiệu và cung ứng Lượt người 786,000 939,000 953,545 958,129 1,001,785 897,986 4 Tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua Trung tâm dịch vụ việc làm % 30 31.52 31.95 32.13 33.53 34.01

dịch vụ việc làm thời gian vừa qua để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường lao động, tính chất, thực tiễn của hoạt động dịch vụ việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm (với vai trò là đơn vị sự nghiệp công lập), cũng như những quy định theo hướng quy định khung, quy định nguyên tắc, điều kiện cho trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động mà không can thiệp vào cách thức tổ chức thực hiện của các trung tâm đã cho thấy việc quản lý nhà nước với trung tâm dịch vụ việc làm đã tạo sự chủ động cho các trung tâm, bên cạnh đó cũng đã giúp đổi mới hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trung tâm dịch vụ việc làm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Thứ tư, các quy định của pháp luật về cơ chế tài chính cơ bản đã đầy đủ,

từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trung tâm trong việc sử dụng nguồn kinh phí được giao hạn hẹp (ngân sách địa phương, kinh phí chi hoạt động sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp…) để hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể:

- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trung tâm đã đổi mới phương thức hoạt động trên cơ sở tăng cường hợp tác liên kết với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để mở rộng nguồn thu, cải thiện thu nhập, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên và dần giảm việc sử dụng ngân sách nhà nước.

- Các trung tâm sử dụng từ các nguồn kinh phí sau:

+ Đối với 63 trung tâm DVVL ngành LĐTBXH, nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động gồm có:

(1) Từ ngân sách địa phương: Giai đoạn 2011 – 2016, bình qn hằng năm

địa phương đã bố trí đảm bảo kinh phí cho hoạt động và đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị … của các trung tâm là 1,59 tỷ đồng/01 trung tâm.

(2) Từ kinh phí quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Giai đoạn 2011 – 2016,

bình quân hằng năm, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã bố trí 1,82 tỷ đồng/01 trung tâm để thực hiện các hoạt động sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp (tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, giải quyết chế độ cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị mất việc làm, …) và đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị …

(3) Từ Chương trình mục tiêu việc làm và dạy nghề: Giai đoạn 2011-2015,

Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề đã đầu tư nâng cao năng lực cho hệ thống trung tâm DVVL là 799,608 tỷ đồng.

(4) Từ nguồn sự nghiệp có thu: Căn cứ Thơng tư số 72/2016/TT-BTC ngày

19/5/2016 (trước đây là Thông tư số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007) thì trung tâm được phép thu phí dịch vụ việc làm của người sử dụng lao động với mức không quá 20.000 đồng đối với việc tư vấn; không quá 20% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với việc giới thiệu việc làm và không quá 30% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với việc cung ứng và tuyển lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các trung tâm DVVL là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu khơng vì lợi nhuận (100% người lao động đến với trung tâm đều được tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí, các trung tâm DVVL khơng thu phí dịch vụ việc làm). Các nguồn thu khác của các trung tâm chủ yếu là từ nguồn dạy nghề, xuất khẩu lao động… (bình quân hằng năm nguồn thu khác của các trung tâm DVVL khoảng 1 tỷ/01 trung tâm).

+ Đối với 3 trung tâm DVVL KCN – KCX, 06 trung tâm thuộc Bộ Quốc phòng, 26 trung tâm thuộc tổ chức chính trị xã hội có 2 nguồn kinh phí để hoạt động chính gồm có:

(1) Ngân sách từ cơ quan quyết định thành lập để đảm bảo các hoạt động của

trung tâm: Giai đoạn 2011- 2016, hằng năm các trung tâm DVVL thuộc Bộ Quốc phịng được ngân sách bố trí bình qn là 6,18 tỷ đồng/01 trung tâm; các trung tâm

DVVL thuộc Đoàn TNCS HCM được ngân sách bố trí bình qn là 0,834 tỷ đồng/01 trung tâm; các trung tâm cịn lại hầu hết được cấp ngân sách rất ít và khơng có.

(2) Từ nguồn có thu: Giai đoạn 2011- 2016, hằng năm nguồn thu của các

trung tâm DVVL thuộc Bộ Quốc phịng bình qn là 3,55 tỷ đồng/01 trung tâm; nguồn thu của các trung tâm DVVL thuộc Đồn TNCS HCM bình quân là 0,416 tỷ đồng/01 trung tâm; các trung tâm cịn lại hầu hết có nguồn thu rất ít. Nguồn thu lớn nhất của trung tâm chủ yếu từ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, dạy nghề…

Thứ năm, nhà nước đã ban hành đầy đủ hành lang pháp lý để kiểm soát hỗ

trợ hoạt động của trung tâm, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thực hiện hoạt động liên quan đến dịch vụ việc làm, thu thập thông tin thị trường lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp…

2.3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc làm vẫn còn những hạn chế như sau:

Thứ nhất, về quy hoạch hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm

- Mặc dù hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đã được quy hoạch và xây dựng đầy đủ từ trung ương đến địa phương bao gồm: trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm vùng, khu vực, và trung tâm dịch vụ việc làm của địa phương, của các Bộ, ngành và tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm và trung tâm dịch vụ việc làm khu vực vẫn chưa phát huy được vai trị, vị trí trong hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm của Việt Nam.

- Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm còn hạn chế, đặc biệt thiếu sự liên kết, chia sẻ các thông tin về thị trường lao động giữa các trung tâm. Do vậy, hiệu quả trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa cao, chưa đủ nguồn lao động cung cấp cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trong đó có việc tiếp nhận lao động nước ngồi.

Thứ hai, tuy hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm càng càng được

nâng cao, nhưng phát triển khơng đồng đều giữa các trung tâm, thiếu tính chủ động, sáng tạo, và tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Mặc dù nội dung hoạt động của trung tâm rất rộng, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên một số trung tâm chỉ quan tâm đến hoạt động dạy nghề có thu mà khơng chú trọng đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động.

- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác dịch vụ việc làm cịn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên mơn, tính chun nghiệp chưa cao.

- Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các trung tâm còn rất hạn chế, thiếu đồng bộ và thống nhất trong hệ thống các trung tâm dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w