Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với trung tâm dịch vụ việc là mở

1.3.2. Bài học cho Việt Nam

Tùy theo điều kiện thực tế nên mỗi nước có mơ hình tổ chức dịch vụ việc làm cơng khác nhau, nhưng nhìn chung các nước, qua nhiều giai đoạn phát triển cuối cùng vẫn xây dựng và vận hành theo mơ hình tổ chức ngành dọc, vì theo các chuyên gia Hàn Quốc, đây là lựa chọn duy nhất mới có thể đảm bảo tính chuyên nghiệp, thống nhất trong quản lý, điều hành vì mục tiêu chung, đặc biệt trong thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động bảo hiểm việc làm và DVVL nói chung, hoạt động thơng tin thị trường lao động nói riêng là hoạt động địi hỏi tính chun mơn hóa cao, cập nhật thường xuyên trong bối cảnh thị trường lao động luôn biến động nên cần sự chỉ đạo thống nhất, trực tiếp của cơ quan chun mơn. Mơ hình tổ chức DVVL cơng theo ngành dọc ở các nước có bề dày lịch sử phát triển đã giúp việc ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách thị trường lao động chủ động và bị động được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, như: chính sách tạo việc làm; ổn định việc làm; các biện pháp ứng phó với việc sa thải lao động hàng loạt do suy giảm kinh tế; thu thập thông tin và dự báo thị trường lao động; bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo, cập nhật và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; tăng cường kết nối cung – cầu lao động v.v... Ngồi ra, mơ hình ngành dọc đã giúp các nước xây dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ quản lý và chun mơn có năng lực và tính chun

nghiệp cao, thực sự là hạt nhân gắn kết giữa cung và cầu lao động. Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 nước phát triển, là những ví dụ điển hình. Cả 2 nước đã kinh qua giai đoạn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, đang thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm. Qua khảo sát và học hỏi kinh nghiệm thực tế tại 2 nước, hệ thống Trung tâm DVVL được tổ chức theo ngành dọc đã thể hiện tính chuyên nghiệp cao và thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm việc làm của cả 2 nước. Thông qua hệ thống Trung tâm DVVL, thông tin về việc làm, thất nghiệp, lao động di chuyển, nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo phát triển kỹ năng nghề nhằm chuyển đổi việc làm v.v… được cập nhật, phân loại và tổng hợp thường xuyên, nên Nhà nước dễ dàng và nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp ứng phó kịp thời, nhất là trong giai đoạn suy thối kinh tế. Bên cạnh đó, Trung tâm DVVL lại là nơi trực tiếp tham gia và triển khai thực hiện các chương trình bảo đảm việc làm của Chính phủ, do vậy mà đã góp phần nâng cao tính hiệu quả của chính sách, đáp ứng kịp thời với những biến động của thị trường lao động, ổn định việc làm, đời sống của người lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Hàn Quốc, nếu người lao động bị thất nghiệp đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi khai báo và được nhân viên tại Trung tâm DVVL nhập dữ liệu và kiểm tra trên hệ thống máy tính thì người lao động đó sẽ được nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp ngay lập tức, trong khi đó ở Việt Nam người lao động phải chờ sau 16 ngày mới được nhận quyết định.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w