Cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn 2008 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 43 - 46)

Năm Ngắn hạn Trung dài hạn

Cơ cấu CV ngắn hạn Cơ cấu CV trung dài hạn (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (%) 2008 2.459 777 76% 24% 2009 3.135 960 76,6% 23,4% 2010 3.969 1.119 78,6% 22,10% 2011 4.147 814 83,60% 16,40% 2012 4.669 956 83% 17.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2008 - 2012)

Tỷ lệ dư nợ ngoại tệ 23% giảm so với mức 35% vào cuối năm 2012; Tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh/tổng dư nợ đạt 84%; Tỷ lệ dư nợ có TSĐB đạt trên 75%. Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao, luôn đạt mức trên 70% tổng dư nợ, đảm bảo được khả năng thu hồi nếu có rủi ro xảy ra.

Kiểm sốt được chất lượng tín dụng theo thơng lệ trong điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu ở mức < 3%, tăng so mức thực hiện năm 2011 (1,92%) do chi nhánh chủ động cơ cấu và xử lý nợ trong năm 2012; Tỷ lệ nợ nhóm 2 là 13,49%, loại trừ khối Vinashin chỉ ở mức 3,58%, thấp hơn bình quân hệ thống và thấp hơn năm 2011 (7,59%). Nợ quá hạn ở mức thấp 1,86%.

Nợ xấu của chi nhánh đến 31/12/2012 ở mức 167,5 tỷ (2,98%, cao hơn hệ thống 2,7%); lãi treo trong năm tiếp tục tăng cao, ở mức 237 tỷ, đứng thứ 4 trong hệ thống. Nếu loại trừ Vinashin (81 tỷ), lãi treo của chi nhánh ở mức cao (156 tỷ). Vấn đề lãi treo liên quan trực tiếp các khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế làm suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng, là bài toán nan giải của ngành ngân hàng, BIDV nói chung và BIDV Sài Gịn nói riêng. Ngồi ra,

khó khăn, quá hạn một số khoản vay.

Mặc dù nền kinh tế trong năm qua có nhiều diễn biến phức tạp nhưng chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức chấp nhận được.

Qua biểu đồ tình hình hoạt động cho vay trong thời gian qua cũng cho thấy dư nợ của BIDV Sài Gòn đang dần đi vào tăng trưởng ổn định, điều này cũng phù hợp trong điều kiện kinh tế vĩ mơ phức tạp, doanh nghiệp khó khăn, các cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.

Dư nợ tập trung chủ yếu 5 ngành kinh tế chính là ngành cơng nghiệp tàu thủy, ngành thép, ngành giấy, ngành điện và ngành xây lắp. Điều đáng lưu ý là ngành cơng nghiệp đóng tàu có dư nợ lớn nhất, trong khi ngành này đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngành thép là ngành có dư nợ lớn thứ hai, cũng là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Nguyên nhân là do BIDV Sài Gòn chưa xây dựng được cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng theo ngành nghề, theo khách hàng.

2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ

Thu dịch vụ rịng của chi nhánh có sự tăng giảm qua các năm nhưng đều chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong thu nhập rịng của chi nhánh. Trong năm 2010, thu dịch vụ rịng đóng góp 28% trong tổng thu rịng từ hoạt động kinh doanh, BIDV Sài Gòn đứng thứ 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thứ 8 tồn hệ thống về kết quả thu dịch vụ ròng.

Ðặc biệt năm 2011, hoạt động thu dịch vụ rịng khơng bao gồm kinh doanh ngoại tệ và phái sinh đạt 51,35 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 20% so đầu năm, chiếm trên 42% thu nhập rịng từ hoạt động kinh doanh, hồn thành kế hoạch BIDV giao. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng tốt, lợi nhuận năm 2011 đạt 12,7 tỷ đồng, tăng trưởng 33,7% so với năm 2010; hoàn thành vượt mức kế hoạch năm (12,24 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thu dịch vụ ròng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2008 - 2012)

Tuy nhiên, thu dịch vụ rịng tính đến 31/12/2012 chỉ đạt 46.4 tỷ đồng hồn thành kế hoạch năm (45,5 tỷ), xếp thứ 11 trong hệ thống, giảm hơn 10,5% so với năm 2011. Tuy không tăng trưởng số tuyệt đối so với năm 2011 nhưng kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh trong điều kiện không thuận lợi của năm 2012.

Thu dịch vụ rịng có mức thực hiện thấp hơn so 2011 và vẫn dựa trên các dịch vụ truyền thống (kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán…). Nguyên nhân chủ yếu tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hoạt động thanh toán, bảo lãnh của các doanh nghiệp sụt giảm đáng kể; tỷ giá khá ổn định từ đầu năm 2012 nên việc hạch toán các khoản ghi nhận từ hoạt động KDNT vào chỉ tiêu thu dịch vụ rịng cũng khơng thực hiện được như năm 2011. Ngoài ra, sản phẩm LC trả chậm tại Chi nhánh là loại dịch vụ phát sinh thường xuyên và đóng góp khoảng gần 2 tỷ/quý vào kết quả thu phí dịch vụ cũng bị sụt giảm do Chi nhánh không thực hiện LC trả chậm thế chấp bằng lô hàng nhập theo quy định của HSC. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, cũng phải nhìn nhận rằng trong năm 2012 Chi nhánh vẫn chưa tích cực phát triển khách hàng mới; tăng trưởng tín dụng cho đối tượng có tiềm năng bán chéo sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế.

Nâng cao tỷ trọng thu từ dịch vụ là xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng.

43.4 42.9 46.3 51.3 46.4 38 40 42 44 46 48 50 52 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ đồng Năm Thu dịch vụ rịng

Trong đó phí dịch vụ thu được nhiều nhất từ hoạt động bảo lãnh là một thế mạnh của chi nhánh, bảo lãnh các cơng trình giá trị lớn liên quan lĩnh vực xây lắp. Hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng thực hiện phát hành bảo lãnh, tuy nhiên một số cơng trình chủ đầu tư u cầu bảo lãnh phải do các ngân hàng uy tín cấp, đặc biệt có cơng trình chỉ định rõ mọi bảo lãnh liên quan phải do BIDV cấp, điều này cho thấy năng lực và uy tín của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)