X 100 Vốn chủ sở hữu
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp có điều kiện tương đồng
nghiệp có điều kiện tương đồng
1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng
Với tryền thống 56 năm xây dựng và phát triển,cùng với những thành tựu được khẳng định qua chất lượng của hàng nghìn cơng trình trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có nhiều cơng trình trọng điểm quốc gia, Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng thực sự đã khẳng định được uy tín, vị thế cũng như thương hiệu của mình trong ngành xây dựng quốc gia và khu vực.
Các cơng trình trọng điểm mà TCT đã và đang thi công, như: Nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Vũng Áng, nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án cấp, thoát nước tại Hải Phịng, Đà Nẵng hay các cơng trình giao thơng, dân dụng tại các tỉnh, thành trên tồn quốc…. Hệ thống các Cơng ty thành viên và Công ty liên kết của Tổng Công ty đã thu hút được nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh việc chun mơn hố cao trong lĩnh vực xây lắp Bạch Đằng còn chú trọng đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và đơ thị, tư vấn khảo sát và thí nghiệm…
Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là nhóm DNNN. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu vừa qua, các DNNN đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, khó có thể theo kịp được diễn biến của nền kinh tế thị trường. Là 1DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản, TCT xây dựng Bạch Đằng cũng đang phải chịu sức ép rất lớn trước những khó khăn của thị
trường, đặc biệt sự cạnh tranh gay gắt trong cơng tác tìm kiếm việc làm. Mặc dù mức tăng trưởng bình quân của Bạch Đằng đạt từ 6%-10% trong những năm vừa qua, nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với truyền thống, tiềm năng và vẫn chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các DN trong ngành.
Do vậy, thực hiện chủ trương tái cơ cấu DN nhằm cần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, đổi mới năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả tỷ suất đồng vốn, bắt kịp với xu thế phát triển hiện đại là một đòi hỏi tất yếu, khách quan để DN phát triển một cách bền vững.
Trước sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của nền kinh tế thị trường, tập thể lãnh đạo TCT đã đề ra 6 nhóm giải pháp mang tính đột phá, đó là:
- Tập trung triển khai thực hiện đúng lộ trình đề án tái cơ cấu Tổng Cơng ty giai đoạn 2015-2020.
- Phát huy thế mạnh của DN trong thi cơng các cơng trình cơng nghiệp, hạ tầng đơ thị, hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình giao thơng; lấy mục tiêu đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cơng trình và thực hiện đúng các cam kết với chủ đầu tư để giữ vững và phát triển thương hiệu trên thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp cả nước, tập trung mạnh cho hoạt động xuất khẩu lao động.
- Ưu tiên đầu tư, huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án khu dân cư, khu nhà ở đang thực hiện để cung cấp sản phẩm ra thị trường; nghiên cứu đầu tư sản xuất các loại VLXD với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, ít tiêu tốn nguyên nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thi công mới, nâng cấp, bổ sung, đầu tư các thiết bị thi công hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ động tài chính, cơ cấu và cân đối nguồn vốn đủ cho SXKD và đầu tư; sử dụng vốn đúng mục đích, quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư tiền vốn, thực hiện tiết giảm chi phí, bảo tồn và phát triển vốn;
- Đối mới và mở rộng các hình thức đào tạo, đảm bảo đủ nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, cải tiến chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao động…
- Tập trung nâng cao hiệu quả quản trị DN, lập hệ thống giám sát đủ mạnh để minh bạch hóa hoạt động của Tổng Cơng ty; nghiên cứu xây dựng một cơ cấu quản trị phù hợp, chuyên nghiệp để đảm bảo công tác quản lý, điều hành được triển khai chính xác, kịp thời và hiệu quả.
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam
Ngày 12-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 54/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án thí điểm thành lập Tập đồn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam do Tổng Công ty Ðầu tư phát triển nhà và đơ thị (HUD) làm nịng cốt cùng với sự tham gia của một số doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực thuộc Bộ Xây dựng. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24-3- 2010, tập đồn ln bám sát chỉ đạo của Chính phủ, chủ động, linh hoạt thực hiện các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực phát triển đơ thị và nhà ở, góp phần tham gia điều tiết thị trường nhà ở Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015, để bảo đảm nguồn lực về tài chính thực hiện chương trình phát triển nhà ở, lộ trình tăng vốn chủ sở hữu đã được HÐTV chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và thông qua mục tiêu đến năm 2015, nguồn vốn chủ sở hữu Tập đồn đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng. Trải qua hơn một năm hoạt động, Tập đồn Phát triển nhà và đơ thị Việt Nam đã hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tổng giá trị sản xuất, kinh doanh đạt 34,3 nghìn tỷ, tăng 20% so với năm 2009; giá trị đầu tư đạt 13,2 nghìn tỷ, tăng 68% so với năm 2009; tổng diện tích sàn nhà ở đạt 960 nghìn m2 sàn, tăng 42% so với năm 2009; nộp ngân sách Nhà nước đạt gần 2,4 nghìn tỷ đồng tăng 40% so với năm 2009 và lợi nhuận trước thuế đạt hơn
hai nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với 2009.
Ðể phát huy hiệu quả hoạt động của mơ hình Tập đồn kinh tế Nhà nước, HÐTV Tập đoàn đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Chương trình phối hợp phát triển trong Tập đoàn. Mặc khác, nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện vai trị của Cơng ty mẹ và các đơn vị thành viên trong mơ hình Tập đồn, đồng thời tạo điều kiện phân cơng chun mơn hóa các đơn vị thành viên Tập đoàn theo thế mạnh của các đơn vị. Trên thực tế, mối quan hệ và việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên Tập đoàn đang dần được cải thiện và ngày càng được gắn kết.
Năm 2011 được đánh giá sẽ rất khó khăn do việc tăng giá các sản phẩm đầu vào như xi-măng, sắt, thép xây dựng..., vì vậy ngay từ đầu năm, Tập đồn HUD đã tập trung chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như:
Một là, nghiên cứu xây dựng cơ chế triển khai dự án theo hình thức Chính phủ giao dự án có quy mơ lớn về phát triển nhà ở và khu đô thị tại các địa bàn trọng điểm để Tập đoàn tập trung nguồn lực.
Hai là, triển khai chương trình phối hợp giữa các đơn vị thành viên để thực hiện các mục tiêu, định hướng chung của Tập đoàn, HÐTV Tập đoàn chỉ đạo triển khai chương trình phối hợp giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn về các lĩnh vực đầu tư, sử dụng vật liệu xây dựng và nâng cao năng lực xây lắp nhằm khai thác, phát huy thế mạnh các đơn vị thành viên để thực hiện mục tiêu định hướng chung, trong đó tập trung vào Chương trình Phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tăng tích lũy vốn chủ sở hữu.
Ba là, phát huy cao nhất các nguồn vốn để thực hiện chương trình phát triển nhà ở. Thiết lập cơ chế quản lý vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tập đồn và tạo sự liên kết tài chính đối với các đơn vị thành viên, sử dụng cơ chế tài chính như một cơng cụ điều hành của Tập đoàn. Tiếp tục kiện toàn quản lý vốn chủ sở hữu, để bảo đảm an toàn, hiệu quả và tăng trưởng vốn Nhà nước.
Quản lý và điều hành việc sử dụng tốt phần vốn Nhà nước trong các Cơng ty đã cổ phần hóa được vốn hóa trên sàn giao dịch chứng khốn hướng theo ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư phát triển dự án đô thị và nhà ở. Quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả thặng dư vốn Nhà nước từ việc bán cổ phần lần đầu đối với các Tổng Cơng ty đủ điều kiện cổ phần hóa.
Bốn là, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Công ty mẹ và các thành viên tiếp tục rà soát hệ thống quản trị, kiểm soát, điều hành để sắp xếp tổ chức lại cho hợp lý và hiệu quả. Triển khai Chương trình cổ phần hóa các tổng Cơng ty thành viên trong giai đoạn 2011-2012 gắn liền với việc rà soát hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại các đơn vị, cơ cấu lại nguồn vốn tập trung đầu tư cho ngành nghề kinh doanh chính và theo chiến lược phát triển chung của Tập đồn. Cơng tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp cũng gắn với các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu phát triển chung của toàn Tập đoàn, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tri thức, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.