CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MINH ĐỨC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Minh Đức (Trang 86 - 91)

- Công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả, mặc dù Cơng ty đã xây

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MINH ĐỨC

ĐỨC

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINHDOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG MINH ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2020-2022

3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

-Tầm nhìn

Trở thành thương hiệu dẫn đầu về chất lượng và dịch vụ trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc, hướng tới mục tiêu phát triển trong nước.

- Sứ mệnh

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Minh Đức cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý bằng sự nỗ lực sáng tạo và đổi mới không ngừng trong các giải pháp quản lý, thiết kế và thi cơng.

- Giá trị cốt lõi: “Đổi mới, uy tín, tận tâm, hợp tác, tốc độ”

+ Đổi mới: Không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển ý tưởng mới, giải pháp mới nhằm giải quyết công việc hiện tại hiệu quả hơn và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của Cơng ty.

+ Uy tín: Cam kết tơn trọng chuẩn mực đạo đức, giữ chữ tín xây dựng niềm tin trong mối quan hệ giao dịch với khách hàng và đối tác trên cơ sở hài hịa lợi ích các bên.

+ Tận tâm:

• Với khách hàng: đem lại cảm giác yên tâm trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông qua sự tậm tậm, chu đáo trong việc hồi đáp kịp thời các yêu cầu của khách hàng để đảm bảo sự hài lòng cao nhất.

• Với người lao động: tạo một mơi trường cho người lao động có cơ hội phát triển bản thân, lương thưởng xứng đáng và được đối xử công bằng.

+ Hợp tác:

• Với khách hàng: thỏa mãn tối đa các yêu cầu khách hàng về chất lượng, tiến độ, an tồn vệ sinh mơi trường trong việc thực hiện dự án.

• Với đối tác: tơn trọng, hợp tác, cùng đồng hành trên cơ sở hài hịa lợi ích giữa 2 bên.

• Với cơ quan Nhà nước: hợp tác, tuân thủ các yêu cầu của luật pháp.

+ Tốc độ: Với ý thức “thời gian là vàng”, luôn đề cao khẩu hiệu “vinh quang thuộc về những người đúng hẹn”, chúng tôi luôn nỗ lực đổi mới, cải tiến hệ thống, năng lực thực thi, cắt bỏ các khâu hao phí thời gian để hướng tới tốc độ thực hiện nhanh nhất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Thương mạivà Xây dựng Minh Đức, giai đoạn 2020 - 2022 và Xây dựng Minh Đức, giai đoạn 2020 - 2022

3.1.2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 2019-2020 và dự báo ảnh hưởng đến thị trường ngành Xây dựng, kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Kinh tế thế giới 2019- 2020: Tăng trưởng kinh tế tồn cầu giảm tốc bởi nhiều “cú sốc” khó lường, trong đó có cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh là Mỹ và Trung Quốc, biến động của thị trường dầu mỏ, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid 19 từ cuối năm 2019 đến nay và chưa có hồi kết.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu 2019 giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009. Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook), IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 về 3%, từ mức 3,2% đưa ra vào khoảng giữa năm 2019. Nguyên nhân cho sự cắt giảm triển vọng này chính là xung đột thương mại.

Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu (EC), nền kinh tế thế giới đã suy yếu trong năm qua. Mặc dù Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng

trưởng trong nửa đầu năm 2019, do xu hướng bất ngờ tăng giá ở một số nền kinh tế tiên tiến và hoạt động mạnh mẽ trong khu vực ASEAN, song sự phục hồi khiêm tốn này chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Việc tái diễn căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm giảm niềm tin kinh doanh vốn mong manh, làm tổn hại đến triển vọng đầu tư, sản xuất và hoạt động thương mại toàn cầu. Ngồi ra, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở các khu vực Trung Đông và châu Á, sự bất ổn chính sách gia tăng ở châu Âu và Mỹ, cùng tình hình tài chính ở Argentina đã làm tăng thêm sự mong manh của nền kinh tế tồn cầu. Cùng với đó, tăng trưởng tồn cầu cũng bị kéo xuống bởi đà suy giảm liên tục ở một số nền kinh tế tiên tiến như Trung Quốc và các thị trường mới nổi.

Trung Quốc đang chấp nhận giảm tốc nhằm củng cố hệ thống tài chính và kiềm chế tín dụng. Cùng với khó khăn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, nền kinh tế này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, từ áp lực giảm phát, nhập khẩu đi xuống… Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ phải tung thêm nhiều biện pháp kích thích để chặn lại đà giảm tốc. Hiện tại, giới chức Trung Quốc tập trung kích thích hạn chế, có mục tiêu, như hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất, do lo ngại khối nợ bùng lên.

Năm 2019 thị trường dầu mỏ chứng kiến nhiều biến động lớn. Đặc biệt, vào giữa tháng 9, dầu thơ đã có bước nhảy vọt chưa từng thấy sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mỏ dầu trọng yếu của Saudi Arabia. Nhưng chỉ sau một vài tuần, dầu trở lại đạt mức trước đó và xuất hiện mối lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng thừa cung.

Năm 2019 - một năm bản lề đánh dấu rõ rệt giai đoạn “trưởng thành” về tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng. So với dự đoán diễn biến giảm tốc của thị trường xây dựng và “lời nguyền chu kỳ 10 năm”.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Xây dựng đưa ra, hoạt động xây dựng tăng trưởng đạt khoảng 9 - 9,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ đơ thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so

với năm 2018. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng đạt 358.684 tỷ đồng, đóng góp 5,94% cơ cấu GDP cả nước.

Thị trường vật liệu xây dựng năm 2019 là bức tranh nhiều mảng sáng tối, sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng đa phần đều chững lại. Đồng thời, sự cạnh tranh của toàn ngành vật liệu xây dựng căng thẳng hơn so với những năm trước.

Ngành thép trong nước tăng trưởng chậm chạp. Nguyên nhân được đánh giá bởi nhu cầu và xu hướng giá toàn cầu giảm bởi nền kinh tế của Trung Quốc - thị trường tiêu thụ 50% tổng lượng thép trên toàn thế giới suy giảm do chiến tranh thương mại và yếu tố chu kỳ kinh tế, đồng thời, do sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước và thép nhập khẩu nước ngoài.

Năm 2019, thị trường VLXD Việt Nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường này tiếp tục chịu thiệt hại nặng nề.

Trên thực tế, ngành VLXD luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực bất động sản (BĐS) và nhu cầu đầu tư xây dựng của người dân. Trong quý 1/2020, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung mới và sức cầu của hầu hết các phân khúc nhà ở. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng, gạch xây, gạch men, thiết bị nội thất… đều giảm mạnh.

Bên cạnh đó, thị trường BĐS năm 2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do các chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cùng với việc nhiều địa phương hạn chế phê duyệt dự án mới, kéo theo đó các doanh nghiệp (DN) VLXD cũng gặp khó. Ngồi ra, các dự án cơng trình xây dựng lớn, trọng điểm về hạ tầng giao thông bị ngưng trệ do đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến thị trường VLXD.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, lượng tiêu thụ VLXD trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh, chỉ đạt 70-75% so với cùng kỳ năm 2019, nhiều ngành thậm chí chỉ đạt mức tiêu thụ xấp xỉ 50% so với thời điểm cuối

năm 2019.

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay đại dịch Covid -19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, thị trường VLXD nói riêng. Do đó, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về vốn, tín dụng, tài chính, thuế… các tập đồn, DN Xây dựng nói chung, sản xuất VLXD nói riêng cũng cần nỗ lực gấp nhiều lần để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

3.1.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Minh Đức, giai đoạn 2020- 2022

- Phương hướng

+ Ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian tới.

+ Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tiêu thụ, tăng cường hoạt động Maketing, xúc tiến thương mại.

+ Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bển vững của Cơng ty, góp phần xây dựng và phát triển Cơng ty trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

- Mục tiêu:

+ Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 20%-30%; lành mạnh hố tài chính để có cơ cấu vốn chủ sở hữu hợp lý.

+ Khơng ngừng cải tiến mơ hình quản lý phù hợp với hoạt động SXKD trong từng thời kỳ, đặc biệt trong đa dạng hóa chiến lược kinh doanh phục vụ khách hàng tiềm năng.

+ Đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh trong các lĩnh vực: xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, khu đơ thị mới, khu công nghiệp.

Bảng 3.1: Mục tiêu/ kế hoạch của Cơng ty giai đoạn 2020 - 2022

Đơn vị tính: Triệu đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Minh Đức (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w