Phân tích hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.5 Phân tích hồi qui

2.3.5.1 Phân tích hồi qui bội lần 1:

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter, các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc trên các tiêu chí loại những biến có Sig>0.05. Sau khi chạy phân tích hồi qui bội ta có kết quả ở bảng 2.11 bên dưới (xem thêm phục lục 2.5.1)

Bảng 2.11: Tóm tắt mơ hình lần 1

hình R R

2

R2 điều chỉnh Sai lệch chuẩn SE

1 0.583a 0.34 0.33 0.67211

a. Biến độc lập: (Hằng số), XAHOI, TIEPCAN, HINHANH, CAMXUC, CHUCNANG&HIEUBIET.

34

Hệ số tương quan R đo lường mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. R=0.583 thuộc khoảng từ 0.5 đến 0.7, là tương quan khá chặt chẽ. R2 điều chỉnh=0.33 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 33% phương sai của biến phụ thuộc (còn lại là những biến số khác).

Tuy nhiên, hệ số xác định R2 điềuchỉnh là chỉ số dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui đối với tập dữ liệu. Căn cứ vào kết quả bảng 2.11, hệ số R2 điều

chỉnh bằng 0.33 nhỏ hơn R2=0.34 chứng tỏ mơ hình hồi qui phù hợp với dữ liệu ở mức 0.33.

Có nghĩa là có 33% sự biến của giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo được giải thích bởi các biến có trong mơ hình.

Để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể, ta sử dụng kiểm định F trong ANOVA. Kết quả từ bảng 2.12 cho thấy Sig =0.000<0.05, như vậy mơ hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 2.12: Phân tích phương sai ANOVAb

Mơ hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Hồi qui 78.011 5 15.602 34.538 .000a Phần dư 151.332 335 .452 Tổng 229.343 340

b. Biến phụ thuộc: DANHGIA

Bảng 2.13: Trọng số hồi qui lần 1

Các biến Hệ số Giá trị t Mức ý nghĩa VIF

Giá trị chức năng & hiểu biết .363 6.378 .000 1.643

Sự tiếp cận .219 4.662 .000 1.119

Giá trị hình ảnh .122 2.199 .029 1.564

Giá trị cảm xúc .028 .539 .590 1.413

Giá trị xã hội .066 1.403 .162 1.109

Xem xét bảng 2.13 trọng số hồi qui thì chỉ có 2 biến “Giá trị cảm xúc” và “Giá trị

xã hội ” là khơng có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa >0.05). Do đó, cần loại biến này ra

khỏi mơ hình để phân tích lại lần 2.

35

2.3.5.2 Phân tích hồi qui bội lần 2:

Với kết quả phân tích lần này (phụ lục 2.5.2), ta thấy các biến độc lập còn lại đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Bảng 2.14: Tóm tắt mơ hình lần 2

Mơ hình R R2 R2 điều chỉnh Sai lệch chuẩn SE

1 .579 .335 .329 .67271

Hệ số R2 điều chỉnh=0.329 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 32.9% phương sai của biến phụ thuộc (còn lại là những biến số khác).

Bảng 2.15: Trọng số hồi qui lần 2

Các biến Hệ số  Giá trị t Mức ý nghĩa VIF

Hằng số 3.086 .002

Giá trị chức năng & hiểu biết .378 6.378 .000 1.524 Sự tiếp cận .230 4.662 .000 1.088 Giá trị hình ảnh .138 2.199 .011 1.478

Căn cứ vào kết quả phân tích trọng số hồi qui bảng 2.15, phương trình hồi qui biểu thị sự tác động của các nhân tố giá trị chức năng & hiểu biết, sự tiếp cận, giá trị hình ảnh đến đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

Phương trình hồi qui chuẩn hố:

Đánh giá chất lượng = 0.378*Giá trị chức năng & hiểu biết + 0.23*Sự tiếp cận +

0.138*Giá trị hình ảnh.

Hệ số beta của các nhân tố giá trị chức năng & hiểu biết, sự tiếp cận, giá trị hình ảnh lần lượt là 0.378; 0.230; 0.138. Như vậy từ phương trình hồi qui trên ta thấy được tầm quan trọng của các thành phần giá trị cảm nhận đối với đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Giá trị chức năng & hiểu biết có tác động mạnh nhất, tiếp đến là sự tiếp cận, cuối cùng là giá trị hình ảnh tác động thấp nhất đến đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện nhân tố sự tiếp cận và giá trị hình ảnh khơng thay đổi, nếu giá trị chức năng & hiểu biết tăng lên một bậc thì mức độ cảm nhận về đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tăng lên 0.378 bậc. Tương tự như vậy, trong điều kiện giá trị chức năng & hiểu biết, giá trị hình ảnh không

36

thay đổi, nếu sự tiếp cận tăng lên một bậc thì mức độ cảm nhận về đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tăng lên 0.23 bậc. Trong điều kiện giá trị chức năng & hiểu biết, sự tiếp cận không thay đổi, nếu giá trị hình ảnh tăng lên một bậc thì mức độ cảm nhận về đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tăng lên 0.138 bậc.

Mặt khác, kết quả phân tích hồi qui cho thấy các hệ số hồi qui đều dương chứng tỏ các thành phần giá trị cảm nhận có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Ta kết luận rằng các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh H1a’, H1b’, H1c’ được chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)