Phân tích phương sai (anova)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.6 Phân tích phương sai (anova)

Phân tích One Way Anova được sử dụng nhằm tìm hiểu mức độ cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo của các sinh viên ở các ngành khác nhau, giới tính, năm học.

2.3.6.1 Phân tích phương sai cho biến ngành học:

Giá trị chức năng & hiểu biết giữa những người học có chuyên ngành khác nhau:

Theo bảng Anova (xem phục lục 2.6.1.1) Sig = 0.00<0.05, với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ đánh giá giá trị chức năng & hiểu biết giữa người học có chuyên ngành khác nhau. Theo bảng thống kê mô tả ta thấy mức độ cảm nhận về giá trị chức năng & hiểu biết cao gồm các ngành cơng nghệ kỹ thuật cơ khí và cơng nghệ kỹ thuật điện – điện tử, thấp nhất là công nghệ thơng tin. Để tìm xem sự khác biệt này ta tiến hành phân tích sâu Anova. Do phương sai Levene Statistic = 0.523>0.05, cho thấy phương sai các nhóm khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, phương pháp kiểm định sử dụng là Bonferroni. Từ kết quả phân tích sâu Anova, ta tiến hành tổng hợp về sự khác biệt có ý nghĩa giữa các ngành với giá trị Sig<0.05(xem bảng 2.16).

Bảng 2.16: Giá trị Sig về sự khác biệt mức độ đánh giá giá trị chức năng và hiểu biết giữa các ngành.

Các ngành Sig

Cơng nghệ kỹ thuật ơtơ và cơ khí 0.000 Cơng nghệ kỹ thuật ơtơ và điện – điện tử 0.001 Cơng nghệ thơng tin và cơ khí 0.000 Cơng nghệ thơng tin và điện – điện tử 0.000 Công nghệ thông tin và điện tử truyền thông 0.012 Cơng nghệ kỹ thuật cơ khí và kế tốn 0.019

37

Sự tiếp cận giữa những người học có chuyên ngành khác nhau:

Theo bảng Anova (xem phục lục 2.6.1.2) Sig = 0.000<0.05, với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ đánh giá sự tiếp cận giữa người học có chuyên ngành khác nhau. Theo bảng thống kê mô tả ta thấy mức độ cảm nhận về sự tiếp cận cao gồm các ngành kế tốn, cơng nghệ kỹ thuật cơ khí, cơng nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, thấp nhất là cơng nghệ kỹ Ơtơ. Để tìm xem sự khác biệt này ta tiến hành phân tích sâu Anova (Post Hoc Test). Do phương sai Levene Statistic = 0.012< 0.05, cho thấy phương sai các nhóm khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, phương pháp kiểm định sử dụng là Tamhane’s T2. Từ kết quả phân tích sâu Anova, ta tiến hành tổng hợp về sự khác biệt có ý nghĩa giữa các ngành với giá trị Sig<0.05 (xem bảng 2.17)

Bảng 2.17: Giá trị Sig về sự khác biệt mức độ đánh giá sự tiếp cận giữa các ngành

Các ngành Sig

Cơng nghệ kỹ thuật ơtơ và kế tốn 0.001

Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và kế toán 0.002

Cơng nghệ thơng tin và kế tốn 0.004

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và kế tốn 0.045

Giá trị hình ảnh giữa những người học có chuyên ngành khác nhau:

Theo bảng Anova (xem phục lục 2.6.1.3) Sig = 0.001<0.05, với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ đánh giá giá trị hình ảnh giữa người học có chun ngành khác nhau. Theo bảng thống kê mô tả ta thấy mức độ cảm nhận về giá trị hình ảnh bao gồm các ngành cơng nghệ kỹ thuật cơ khí và cơng nghệ kỹ thuật ôtô, thấp nhất là công nghệ cơ điện tử. Để tìm xem sự khác biệt này ta tiến hành phân tích sâu Anova (Post Hoc Test). Do phương sai Levene Statistic = 0.413> 0.05, cho thấy phương sai các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, phương pháp kiểm định sử dụng là Bonferroni.

Kết quả phân tích sâu Anova cho thấy sự khác biệt trung bình (Mean Difference) giữa ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí với mức ý nghĩa Sig=0.01<0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 ngành này về mức độ cảm nhận giá trị hình ảnh. Tương tự như vậy, sự khác biệt trung bình giữa ngành cơng nghệ kỹ thuật cơ khí và cơng nghệ thơng tin với mức ý nghĩa Sig=0.02<0.05

38

2.3.6.2 Phân tích phương sai cho biến năm học:

Giá trị chức năng & hiểu biết giữa những người học có niên khóa khác nhau:

Theo bảng Decriptives (xem phục lục 2.6.2.1) cho thấy có sự khác biệt về cảm nhận chất lượng dịch vụ đào tạo giữa các năm học, trung bình khác nhau, nhưng khác nhau không đáng kể. Tuy nhiên, theo kiểm định Levente với mức ý nghĩa 0.445>0.05 điều này kết luận rằng khơng có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm này hay nói cách khác phương sai các nhóm là giống nhau. Ta tiến hành kiểm định One-way Anova để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm. Kết quả với mức ý nghĩa 0.065>0.05 vì vậy có thể kết luận rằng giá trị chức năng & hiểu biết khơng có sự khác nhau giữa sinh viên các niên khóa khác nhau.

Sự tiếp cận giữa những người học có niên khóa khác nhau:

Theo bảng ANOVA (xem phục lục 2.6.2.2) với mức ý nghĩa 0.955>0.05 vì vậy có thể kết luận rằng giá trị chức năng & hiểu biết khơng có sự khác nhau giữa sinh viên các niên khóa khác nhau.

Giá trị hình ảnh giữa những người học có niên khóa khác nhau:

Theo bảng ANOVA (xem phục lục 2.6.2.3) với mức ý nghĩa 0.022<0.05 vì vậy có thể kết luận rằng giá trị hình ảnh có sự khác nhau giữa sinh viên các niên khóa khác nhau.

Tóm tắt:

Chương này trình bày qui trình thực hiện khảo sát với các bước như sau: (1) thiết kế khảo sát: qui trình khảo sát, nghiên cứu định tính, mơ hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu. (2) Nghiên cứu định lượng: phương pháp chọn mẫu và đối tượng khảo sát, thang đo. (3) Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả có được từ việc thu thập dữ liệu. Trong đó, mẫu nghiên cứu N=341 đã được thống kê theo giới tính, niên khóa, ngành học. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh từ 6 nhân tố thành 5 nhân tố bao gồm: giá trị chức năng và hiểu biết, sự tiếp cận, giá trị hình ảnh, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội. Sau đó, dựa trên mơ hình nghiên cứu điều chỉnh, thực hiện phân tích hồi qui tuyến tính. Hệ số R2 điều chỉnh = 0.329 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 32.9% phương sai của biến phụ thuộc (còn lại là những biến số khác).

39

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ

CẢM NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

Chương 3 giới thiệu tổng quan về Trường Cao Thắng, những vấn đề về thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng tại trường như: ngành nghề đào tạo, người học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)