Quy trình phân tích dữ liệu bằng SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 40)

Làm sạch dữ liệu

Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích hồi qui

Kiểm định mơ hình và điều chỉnh

20

2.2.3 Thang đo

Sử dụng trên nền tảng thang đo của Nha Nguyễn và Le Blanc cùng với những kết quả khám phá trong nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo sơ bộ. Sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường các biến quan sát, với 5= hoàn toàn đồng ý, 4= đồng ý, 3= bình thường, 2= khơng đồng ý, 1= hồn tồn khơng đồng ý. Các thành phần thang đo cụ thể như sau:

Thang đo giá trị chức năng - Functional value (want satisfaction)

1. Bằng tốt nghiệp Trường Cao Thắng cho phép tôi kiếm việc làm lương phù hợp. 2. Bằng tốt nghiệp Trường Cao Thắng cho phép tôi kiếm việc làm có tính ổn định

cao.

3. Tôi tin rằng kiến thức học được tại Trường Cao Thắng giúp tôi thăng tiến trong nghề nghiệp.

4. Tơi tin rằng nhà tuyển dụng thích nhận sinh viên Trường Cao Thắng.

Thang đo giá trị hiểu biết - Epistemic value (knowledge)

1. Tôi học được nhiều điều mới từ các môn học tại Trường Cao Thắng. 2. Tôi được trang bị kiến thức chuyên ngành cả về lý thuyết và thực hành. 3. Chương trình đào tạo của Trường Cao Thắng đã trang bị kiến thức sát thực tế. 4. Quá trình học tập tại Trường Cao Thắng giúp tơi hồn thiện bản thân về nhiều

mặt.

Thang đo giá trị hình ảnh – Image value

1. Tôi đã nghe những điều tốt đẹp về Trường Cao Thắng.

2. Uy tín của Trường Cao Thắng đã nâng cao giá trị tấm bằng tốt nghiệp của tôi. 3. Danh tiếng của Trường Cao Thắng có ảnh hưởng tốt đến giá trị tấm bằng tốt

nghiệp của tôi.

4. Các doanh nghiệp có ấn tượng tốt về Trường Cao Thắng. 5. Gia đình tin rằng Trường Cao Thắng đào tạo có chất lượng.

Thang đo giá trị cảm xúc - Emotional value

1. Tôi hài lịng về chun ngành mà tơi đang học.

2. Tôi cảm thấy đầu tư 3 năm học tại Trường Cao Thắng để có được tấm bằng là xứng đáng.

3. Tôi cảm thấy ngành tôi đang học rất thú vị. 4. Tôi tự tin là sinh viên Trường Cao Thắng.

21

Thang đo giá trị xã hội - Social value

1. Tơi hạnh phúc hơn khi có nhiều bạn bè trong lớp học.

2. Tôi nhận thấy việc học tập tại đây thú vị hơn khi có nhiều bạn bè đến từ nhiều vùng quê.

3. Hoạt động xã hội của nhà trường kiến cho việc học tập rất thú vị. 4. Làm việc nhóm ảnh hưởng tích cực lên chất lượng học tập của tôi.

Thang đo sự tiếp cận

1. Khi sinh viên gặp vấn đề về thủ tục hành chính thì cán bộ quản lý quan tâm giải quyết.

2. Nhân viên hành chính lưu trữ hồ sơ sinh viên chính xác và trung thực. 3. Nhân viên hành chính thể hiện thái độ làm việc tích cực hướng về sinh viên. 4. Nhân viên hành chính giao tiếp lịch sự nhã nhặn với sinh viên.

Thang đo biến phụ thuộc

Nếu bạn được yêu cầu cho điểm đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng trên thang điểm 5, bạn sẽ cho điểm.

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các sinh viện hệ cao đẳng chính qui của Trường Cao Thắng. Mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ 5% tổng thể, được lựa chọn theo phi xác suất với cách lấy mẫu theo định mức. Mẫu được chọn với tỉ lệ sinh viên trong từng niên khoá và chuyên ngành được chọn phản ánh tỉ lệ trong tổng thể nghiên cứu lấy từ nguồn thứ cấp. Cuộc khảo sát được tiến hành tại cơ sở chính của Trường Cao Thắng. Xem thời khố biểu của từng khoa, lớp học. Phỏng vấn viên tiếp cận sinh viên tại lớp học, giới thiệu mục đích cuộc nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời. Có 352 bảng câu hỏi được phát ra, thu về được 341 bảng câu hỏi đạt yêu cầu và loại 11 bảng do khơng đạt u cầu vì có q nhiều ơ trống. Tỉ lệ hồi đáp đạt 96.87%.

Kết quả thống kê bảng 2.2 cho thấy sinh viên năm 1 chiếm 39.3% trong tổng số 341 mẫu khảo sát, sinh viên năm 2 chiếm 32.8% trong tổng số 341 mẫu khảo sát, sinh viên năm 3 chiếm 27.9 % trong tổng số 341 mẫu khảo sát. Tỉ lệ sinh viên năm 1 cao hơn năm 2, năm 2 thì cao hơn năm 3 lí do là sinh viên học hết năm thứ 1 thì bỏ học để

22

thi lại đại học hoặc trong q trình học có một số sinh viên vi phạm qui chế của nhà trường nên bị đình chỉ học tập hoặc là sinh viên nghỉ học luôn.

Bảng 2.2: Thống kê niên khóa

Niên khố Tần số Phần trăm

Năm 1 134 39.3%

Năm 2 112 32.8%

Năm 3 95 27.9%

Tổng 341 100.0%

Bảng 2.3: Thống kê giới tính theo ngành học

Ngành Giới tính Tổng số Nam Nữ 1 Cơ điện tử 25 0 25 2 Kỹ thuật Ơtơ 52 4 56

3 Công nghệ thông tin 33 7 40

4 Kỹ thuật Cơ khí 49 0 49

5 Kế toán 2 31 33

6 Kỹ thuật nhiệt 15 0 15

7 Điện – Điện tử 71 0 71

8 Điều khiển và Tự động hoá 19 0 19

9 Điện tử - Truyền thông 26 7 33

Tổng 292 49 341

Phần trăm 85.6 14.4 100

Kết quả thống kê bảng 2.3 cho thấy sinh viên nam chiếm tỉ lệ cao 85.6% và sinh viên nữ là 14.4%. Nguyên nhân là trong 9 ngành đào tạo của trường đối với hệ cao đẳng chính qui thì 8 ngành là khối kỹ thuật và 1 ngành khối kinh tế đó là ngành kế tốn. Mà các ngành khối kỹ thuật thì rất ít sinh viên nữ theo học.

Kết quả bảng thống kê cho thấy các ngành cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật nhiệt, điện – điện tử, điều khiển và tự động hố khơng có sinh viên nữ theo học.

23

Ngành Ơtơ tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 7.1%, ngành công nghệ thông tin tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 17.5%, ngành Điện tử - Truyền thông tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 21.2%. Như vậy trong 8 ngành khối kỹ thuật thì chỉ có ngành Điện tử - Truyền thơng có tỉ lệ nữ chiếm cao nhất. Ngành kế toán tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 93.9% và là ngành có tỉ lệ sinh viên nữ cao nhất trong 9 ngành.

2.3.2 Đánh giá các thang đo

2.3.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha .

Trong phân tích này tiêu chuẩn chọn thang đo là khi nó có hệ số tin cậy Cronbach alpha từ 0,6 trở lên, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total) nhỏ hơn 0,3 bị lọai. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng cronbach alpha từ 0,8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Bảng 2.4: Cronbach’s Alpha các thang đo

Biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Giá trị chức năng: (Cronbach’s Alpha = 0.757)

CN1 0.533 0.711

CN2 0.587 0.681

CN3 0.554 0.699

CN4 0.540 0.708

Giá trị hiểu biết: (Cronbach’s Alpha = 0.766)

HB5 0.546 0.721

HB6 0.609 0.687

HB7 0.581 0.703

HB8 0.531 0.728

24

Giá trị hình ảnh: (Cronbach’s Alpha = 0.781)

HA9 0.431 0.779

HA10 0.674 0.698

HA11 0.617 0.719

HA12 0.594 0.730

HA13 0.478 0.767

Giá trị cảm xúc: (Cronbach’s Alpha = 0.812)

CX14 0.649 0.757

CX15 0.679 0.747

CX16 0.648 0.756

CX17 0.562 0.795

Giá trị xã hội: (Cronbach’s Alpha = 0.570)

XH18 0.372 0.483

XH19 0.458 0.419

XH20 0.319 0.531

XH21 0.277 0.555

Sự tiếp cận: (Cronbach’s Alpha = 0.838)

TC22 0.666 0.797

TC23 0.544 0.846

TC24 0.796 0.737

TC25 0.685 0.789

Theo kết quả thống kê từ bảng 2.4, chúng ta thấy đa phần các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan với biến tổng lớn 0.3. Tuy nhiên, theo kết quả này cũng có một biến XH 21 cần loại khỏi thang đo vì có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0.3. Sau khi loại biến XH 21, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo thay đổi được kiểm tra độ tin cậy lần 2, kết quả cụ thể nhóm mới này như bảng 2.5.

25

Bảng 2.5: Cronbach’s Alpha thang đo điều chỉnh lần 2

Biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Giá trị xã hội: (Cronbach’s Alpha = 0.555)

XH18 0.382 0.429

XH19 0.484 0.284

XH20 0.255 0.639

Theo kết quả thống kê từ bảng 2.5, biến XH20 cần loại khỏi thang đo vì có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0.3. Sau khi loại biến XH 20, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo thay đổi được kiểm tra độ tin cậy lần 3, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Cronbach’s Alpha thang đo điều chỉnh lần 3

Biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Giá trị xã hội: (Cronbach’s Alpha = 0.639)

XH18 0.471 .a

XH19 0.471 .a

Nhận xét:

Kết quả phân tích độ tin cậy đã được tiến hành trên mẫu có kích thướt n=341, tất cả các nhóm thang đo đều đủ tin cậy và những biến quan sát hợp lệ sẽ được sử dụng để đưa vào bước phân tích nhân tố khám phá tiếp theo (2 biến rác loại ra là XH20 và XH21).

2.3.2.2 Phân tích nhân tố

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp phân tích nhân tố “Principle Components” và phép quay VARIMAX để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá thực tế, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

1. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥0.5, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤0.05. 2. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥0.5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân

tố <0.5 sẽ bị loại.

26

3. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. 4. Hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Trần Đức Long (2006,47).

5. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. (Bùi Nguyên Hùng & Võ Khánh Tồn).

Phân tích nhân tố khám phá lần 1 (xem thêm phụ lục 2.4.1)

Bảng 2.7: Bảng phân tích nhân tố EFA lần 1

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 CN1 .722 CN3 .683 CN2 .654 HB6 .654 .369 HB7 .626 .308 CN4 .538 .461 HB5 .437 .401 HB8 .411 .347 CX14 .812 CX16 .812 CX15 .329 .673 CX17 .508 TC24 .891 TC25 .830 TC22 .788 TC23 .701 HA12 .740 HA10 .357 .683 HA9 .661 HA11 .301 .659 HA13 .419 .463 XH18 .851 XH19 .793

27

Do biến quan sát HB8 không thoả điều kiện của phân tích nhân tố vì vi phạm 2 điều kiện: (1) có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 và (2) sai biệt của tải nhân tố so với các nhân tố khác nhỏ hơn 0.3. Do đó, biến quan sát HB8 bị loại bỏ khỏi nhóm “giá trị hiểu biết” để tăng thêm độ tin cậy cho nhóm nhân tố này. Sau khi loại bỏ biến HB8, những biến quan sát cịn lại được đưa vào phân tích EFA lần 2 (phụ lục 2.4.2) và cho kết quả như sau:(1) số nhân tố trích được là 5 và tổng phương sai trích là 60.705%. Sau khi chạy EFA lần 2 thì biến quan quan sát HB5 không thoả điều kiện như trên, do vậy tiến hành chạy EFA lần 3 (phụ lục 2.4.3) để loại biến HB5 khỏi nhóm “giá trị hiểu biết” để tăng thêm độ tin cậy cho nhóm nhân tố này. Kết quả EFA lần 3 trích được 5 nhân tố và tổng phương sai trích là 61.973%. Sau khi chạy EFA lần 3 thì có biến quan quan sát HA13 không thoả điều kiện như trên, do vậy tiến hành chạy EFA lần 4 (phụ lục 2.4.4) để loại biến HA13 ra khỏi nhóm “giá trị hình ảnh” để tăng thêm độ tin cậy cho nhóm nhân tố này. Kết quả EFA lần 4 trích được 5 nhân tố và tổng phương sai trích là 63.177%. Sau khi chạy EFA lần 4 thì có biến quan quan sát CX17 khơng thoả điều kiện như trên, do vậy tiến hành chạy EFA lần 5 (phụ lục 2.4.5) để loại biến CX17 ra khỏi nhóm “giá trị cảm xúc” để tăng thêm độ tin cậy cho nhóm nhân tố này. Kết quả EFA lần 5 trích được 5 nhân tố và tổng phương sai trích là 63.910%. Sau khi chạy EFA lần 5 thì có biến quan quan sát CN4 không thoả điều kiện như trên, do vậy tiến hành chạy EFA lần 6 (phụ lục 2.4.6) để loại biến CN4 ra khỏi nhóm “giá trị chức năng” để tăng thêm độ tin cậy cho nhóm nhân tố này. Ở kết quả phân tích nhân tố lần cuối có nhóm “giá trị chức năng” được gọp lại cùng với nhóm “giá trị hiểu biết” đồng thời loại bỏ đi các biến: HB8, HB5, CX17, HA13, CN4 (Kết quả phân tích nhân tố lần cuối được trình bày ở bảng 2-8: phân tích nhân tố EFA lần cuối). Tất cả 5 nhân tố rút trích đều có giá trị Eigen lớn 1 và tổng phương sai trích 65.068%. Hai giá trị này đều thoả mãn các yêu cầu khi phân tích nhân tố và với 5 nhân tố mới rút ra có thể giải thích được 65.068% sự biến thiên của tập dữ liệu. Các nhân tố mới khác với những nhóm ban đầu sẽ được tính lại hệ số Cronbach’s Alpha để xem các nhân tố mới này có thoả mãn yêu cầu kiểm tra độ tin cậy hay không.

Theo kết quả bảng 2.9, ta thấy các thông số về kiểm tra độ tin cậy cho năm nhóm này đều thoả hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6, do đó có thể sử dụng nhóm này để đưa vào phân tích hồi qui ở bước tiếp theo.

28

Bảng 2.8: Bảng phân tích nhân tố EFA lần cuối

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 CN1 .744 CN3 .705 CN2 .675 HB6 .661 .313 HB7 .630 TC24 .891 TC25 .828 TC22 .793 TC23 .707 HA12 .730 HA9 .713 HA10 .350 .703 HA11 .677 CX16 .832 CX14 .828 CX15 .337 .666 XH18 .858 XH19 .804

Để tiến hành bước phân tích hồi qui, các nhân tố được đặt lại tên cho phù hợp với các thành phần trong từng nhóm, mơ hình nghiên cứu cũng được hiệu chỉnh với các nhân tố mới hoặc tên gọi mới thay cho các nhân tố ban đầu. Trong đó 02 nhóm “giá trị chức năng” và “giá trị hiểu biết” được gom lại thành một nhân tố mới nhóm mới và được đặt tên lại cho dễ theo hình dung là nhân tố “giá trị chức năng và hiểu biết” để đưa vào phân tích hồi qui tuyến tính. Bảng kết quả dưới đây cho thấy 05 nhân tố được rút trích.

29

Bảng 2.9: Các giá trị của mỗi nhân tố mới

Nhân

tố Tên nhân tố Số biến quan sát

Giá trị Eigen Phương sai trích Cronbach’ s Alpha 1 Giá trị chức năng & hiểu biết

CN1, CN2, CN3, HB6, HB7 5.541 15.728 0.790 2 Sự tiếp cận TC22, TC23, TC24, TC25 2.273 15.480 0.838 3

Giá trị hình ảnh HA9, HA10,

HA11, HA12 1.526 12.814 0.767 4 Giá trị cảm xúc CX14, CX15, CX16, 1.245 12.577 0.795 5 Giá trị xã hội XH18, XH19 1.126 8.468 0.639 Tổng: 65.068% Hệ số KMO=0.852

Bartlett's Test of Spericity với Sig=0.000

2.3.3 Mơ hình hiệu chỉnh

Nhân tố 1: Giá trị chức năng & hiểu biết

1. Bằng tốt nghiệp Trường Cao Thắng cho phép tôi kiếm việc làm lương phù hợp. 2. Bằng tốt nghiệp Trường Cao Thắng cho phép tơi kiếm việc làm có tính ổn định

cao.

3. Tơi tin rằng kiến thức học được tại Trường Cao Thắng giúp tôi thăng tiến trong nghề nghiệp.

4. Tôi được trang bị kiến thức chuyên ngành cả về lý thuyết và thực hành. 5. Chương trình đào tạo của Trường Cao Thắng đã trang bị kiến thức sát thực tế.

Nhân tố 2: Sự tiếp cận

1. Khi sinh viên gặp vấn đề về thủ tục hành chính thì cán bộ quản lý quan tâm giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)