Thiết kế khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Thiết kế khảo sát

2.1.1 Quy trình khảo sát

Hình 2.1: Qui trình khảo sát

Cơ sở lý thuyết Thang đo ban đầu

Điều chỉnh thang đo Nghiên cứu định tính

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng

n= 352

Kiểm định thang đo

Phân tích hệ số Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định giả thuyết

Kiểm định giả thuyết đặt ra Phân tích hồi qui tuyến tính

Viết báo cáo

16

2.1.2 Nghiên cứu định tính

Với mơ hình nghiên cứu lý thuyết được trình bày ở phần 1.4, nghiên cứu định tính này sẽ khám phá thêm các nhân tố mới bổ sung và hiệu chỉnh thang đo để xây dựng mơ hình phù hợp cho nghiên cứu định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là mơ tả thực trạng cảm nhận của sinh viên với chất lượng dịch vụ đào tạo, qua đó nhằm hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với đặc thù tại Việt Nam nói chung và của Trường Cao Thắng nói riêng. Mẫu được chọn để thực hiện trong nghiên cứu định tính là những sinh viên trong các ngành đào tạo cao đẳng của trường. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (Depth- Interview). Những sinh viên tham gia phỏng vấn sâu được hỏi về các khía cạnh liên quan đến dịch vụ đào tạo và cách thức họ cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường. Kết quả của việc phỏng vấn này là nhằm khẳng định lại các nhân tố trong mơ hình lý thuyết cũng như khám phá thêm các nhân tố mới, phù hợp với bối cảnh thực tế.

Nội dung phỏng vấn dựa trên thang đo mà Nha Nguyễn và Le Blanc đã xây dựng, phỏng vấn sâu về các khía cạnh liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận. Kết quả nghiên cứu định tính như sau:

 Trường họ đang học là trường công lập, mức học phí khơng cao nên họ khơng so sánh giữa học phí và chất lượng đào tạo. Do vậy loại bỏ mục hỏi về giá trị chức năng (học phí/chất lượng): Khi xem xét với mức học phí tơi đã nộp, tôi tin rằng chất lượng dịch vụ trường cung cấp là thích đáng; mức học phí tơi nộp cao hơn những lợi ích mà nhà trường đã cung cấp.

 Với đặc điểm giáo dục của các trường cao đẳng, đại học ở nước ta thì mục hỏi về “sự quan tâm của giảng viên ảnh hưởng tới giá trị kiến thức” bị loại ra khỏi thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hiểu biết.

 Với yếu tố giá trị chức năng thì hai mục hỏi: “bằng cấp tại trường cho phép tôi đạt được mục tiêu nghề nghiệp” và “sau khi tốt nghiệp thì học văn bằng tiếp theo tốt hơn là tham gia ngay vào lực lượng lao động” cũng bị loại ra vì khơng phù hợp.

 Một số mục hỏi được phát triển thêm trong quá trình phỏng vấn sâu: “quá trình học tập tại trường giúp tơi hồn thiện bản thân về nhiều mặt”, “gia đình tin rằng

17

Trường Cao Thắng đào tạo có chất lượng”, “tơi tự tin là sinh viên Trường Cao Thắng”.

 Qua cuộc phỏng vấn sâu còn phát triển thêm cảm nhận khi các em sinh viên gặp vấn đề về thủ tục hành chính, cũng như cảm nhận của các em về thái độ làm việc và giao tiếp của các nhân viên hành chính đối với các em sinh viên.

 Phỏng vấn sâu cũng khẳng định rằng thang đo Likert 7 mức độ như trong mơ hình Nha Nguyễn và Le Blanc gây khó khăn cho sinh viên khi tiếp xúc với dạng câu hỏi này. (Đa số sinh viên cho biết, đây là lần đầu tiên biết đến dạng câu hỏi này). Do vậy, thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để giúp sinh viên dễ hiểu hơn, mức độ thay đổi thang đo từ 1= hồn tồn khơng đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý.

Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu, tác giả hiệu chỉnh thang đo hoàn chỉnh gồm 25 biến quan sát thuộc các yếu tố: giá trị chức năng, giá trị hiểu biết, giá trị hình ảnh, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội, sự tiếp cận.

2.1.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức

Chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm

nhận Giá trị chức năng

Giá trị hiểu biết

Giá trị hình ảnh

Giá trị cảm xúc

Giá trị xã hội

Sự tiếp cận

18

Các giả thuyết nghiên cứu: Nhóm giả thuyết 1:

H1a: Giá trị chức năng tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

H1b: Giá trị hiểu biết tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

H1c: Giá trị hình ảnh tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

H1d: Giá trị cảm xúc tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

H1e: Giá trị xã hội tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

H1f: Sự tiếp cận tác động dương đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo.

Nhóm giả thuyết 2:

H2a: Có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng giữa sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3.

H2b: Có sự khác biệt trong cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Cao Thắng giữa sinh viên học chuyên ngành khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)