TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 34 - 37)

Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 30 km về hướng Đơng Bắc.

Trong điều kiện chung cịn nhiều khó khăn, cũng như nhiều địa phương khác, nhiều chỉ số quan trọng của Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2012 đã sút giảm hoặc tăng thấp. Tuy nhiên, Đồng Nai vẫn có những lợi thế riêng, có thể khai thác để hồn thành các chỉ tiêu đề ra cho năm 2012 trong 6 tháng tới.

Theo đó, tổng sản phẩm quốc nô ̣i 6 tháng qua tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2011, gấp hơn 2,5 lần mức bình quân chung của cả nước. Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách đạt kế hoạch đã giúp cho tỉnh đảm bảo những nhu cầu chi tăng cường an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dân.

Điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2012 là việc tỉnh đã thu hút được 940 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 104% so với kế hoạch năm và tăng 91% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng các KCN Đồng Nai đã thu hút 937,8 triệu USD, vượt mức đề ra cho cả năm 2012. Cụ thể có 27 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 538 triệu USD và 38 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 345 triệu USD.

Bên cạnh kết quả thu hút đầu tư, tiến độ triển khai các cơng trình xây dựng cơ

bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng có tiến bộ. 6 tháng đầu năm khối lượng thực hiện là 998 tỷ đồng đạt 49% kế hoạch năm và giải ngân ước đạt 46% so với kế hoạch được giao. Đây là mức cao so với trung bình nhiều năm. Một số cơng trình dự án trọng điểm được quan tâm chỉ đạo nên tiến độ thị công cơ bản đáp ứng theo yêu cầu.

Trong điều kiện khó khăn do thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm sút, nhưng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn gia tăng các đơn hàng sản xuất và tiêu thụ. Vấn đề nổi lên hiện nay là tình hình thế giới và trong nước vẫn tiếp tục tác động đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ số tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn trong 6 tháng qua chỉ đạt được mức thấp là 6,3%. Trong đó, khu vực DNNN giảm 1,3%, khu vực DN ngồi quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng chậm so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đồng Nai tăng thấp đáng ngại. Chỉ số này hầu như luôn cao gấp đôi cả nước.

Nhiều ngành sản xuất có tốc độ giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 là 5.046 triệu USD, đạt 44,3% kế hoạch, chỉ tăng 10,5% và chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tăng thấp so cùng kỳ và đạt thấp so mục tiêu đề ra (mục tiêu Nghị quyết tăng 16%-17%) do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu thu hẹp, hợp đồng xuất khẩu giảm, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng, giá xuất khẩu một số mặt hàng bị giảm. 92% kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai hiện lệ thuộc các DN có vốn nước ngồi, song thị trường xuất khẩu đến châu Âu, Mỹ, Nhật… cịn nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch. Mặt khác, các DN trong nước tiêu thụ kém, tồn kho tăng… càng gây áp lực lên chỉ số sản xuất và kim ngạch xuất khẩu.

Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Tình hình thực tiễn địi hỏi các ngành, các cấp phải có sự tập trung trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 13 về giảm và giãn thuế cho doanh nghiệp, giảm lãi suất… nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng là 4.907 triệu USD, đạt 40% kế hoạch, chỉ bằng 97,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên sau nhiều năm Đồng Nai xuất siêu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công thương cho thấy, đây là biểu hiện đáng lo ngại vì sản xuất khó khăn, nhiều DN giảm nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, chỉ hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu giảm do một số mặt hàng có thị trường xuất khẩu gặp khó khăn nên giảm sản lượng sản xuất, từ đó giảm nhập khẩu ngun phụ liệu; bên cạnh đó cịn do các biện

pháp kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng khơng khuyến khích và các biện pháp kỹ thuật khác.

Ngoài ra, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng thấp, chỉ đạt 8,7%, trong khi cùng kỳ các năm trước đều tăng 13-14%, các chỉ tiêu khác như: thu hút vốn đầu tư trong nước, vốn đăng ký kinh doanh… đều đạt thấp. Song nhìn chung, 6 tháng cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn như: lãi suất giảm mạnh, chi tiêu công cũng “mở” ra phần nào..

Tuy tình hình 6 tháng đầu năm khơng q khả quan như mong đợi, nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng thấp, song một số điều chỉnh mang tính vĩ mơ vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua như Nghị quyết 13 về giảm và giãn thuế cho DN, giảm lãi suất… sẽ tác động tốt đến tình hình kinh tế -xã hội trong thời gian tới.

Chƣơng trình cơng tác 6 tháng cuối năm 2012 của tỉnh Đồng Nai

Trên cơ sở kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2012, UBND tỉnh đã xác định nhiệm vụ trong 6 tháng còn lại của năm.

Mục tiêu thực hiện 6 tháng cuối năm được xác định: Lĩnh vực kinh tế phấn đấu tổng sản phẩm quốc nội năm 2012 tăng tối thiểu là 12-13% so với năm 2011 (6 tháng đầu năm tăng 11,8% so với cùng kỳ) trong đó các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đạt so với cả năm như sau: Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản đạt 53,9%; giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ đạt 55,7%; đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 52%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt ít nhất 900 triệu USD. Phấn đấu đến cuối năm 2012, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 240 sinh viên/vạn dân; 95% trạm y tế có bác sĩ phục vụ ổn định; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu đạt 6 bác sĩ và 21 giường bệnh/ vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%; giảm tỷ lệ hộ nghèo cịn 3,5%; 100% khu cơng nghiệp hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lê hộ dùng điện đạt trên 99%.

Nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong 6 tháng cuối năm tập trung vào công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản; phát triển công nghiệp thương mại; phát triển nông nghiệp; quản lý thu, chi

ngân sách; tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, giao thông, vận tải, thông tin và truyền thông; phát triển khoa học và công nghệ, quản lý tài nguyên và môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội; tăng cường công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và đảm bảo cơng tác quốc phịng an ninh.

Đồng thời, quan trọng nhất hiện nay là phải tìm cách tháo gỡ khó khăn cho DN bởi chỉ khi DN phát triển sản xuất, mới có tăng trưởng bền vững. Có 2 nhóm giải pháp: thứ nhất, nhóm giải pháp về tiếp cận vốn, cần tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn, rà soát và cơ cấu lại nợ, tập trung vốn cho các lĩnh vực: nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu… trong đó đối tượng DNNVV cần được chú ý hỗ trợ, ưu tiên. Nhóm giải pháp thứ hai là nhóm giải pháp mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước lẫn ngồi nước. Theo đó, xuất khẩu chỉ tăng hơn 10,5% trong 6 tháng đầu năm là chưa đạt yêu cầu, cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng chất lượng. Bên cạnh đó, hỗ trợ DN tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước, khuyến khích người dân dùng hàng Việt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)