NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Vài nét về hệ thống VCB
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). VCB chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 và là NH thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố. VCB chính thức hoạt động với tư cách là Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua 49 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng trong ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính
hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án … cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử …
Đến 31/12/2011 VCB có 12.507 cán bộ nhân viên với 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 trung tâm đào tạo , 75 chi nhánh với gần 300 phòng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con tại nước ngồi, 3 công ty liên doanh, 2 cơng ty liên kết và 1 văn phịng đại diện đặt tại Singapore (1)
. Bên cạnh đó, VCB cịn phát triển hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy rút tiền tự động (ATM) và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.2.2 Một số thành tựu trong năm 2011
Ngày 07/04/2011, VCB được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011”.
Ngày 10/4/2011, VCB được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp VCB nhận danh hiệu này.
Ngày 30/9/2011, VCB đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đồn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thơng qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.
Thương hiệu của VCB không những được khách hàng trong nước cơng nhận mà cịn được hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ khơng những từ các NHTM trong nước mà cịn từ các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã và sẽ thành lập tại Việt Nam, VCB đang đứng trước những thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để VCB khơng ngừng hồn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2.3 Một số kết quả hoạt động chủ yếu trong năm 2011 của VCB (2)
Năm 2011 là năm hết sức khó khăn. Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát (kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, chính sách lãi suất trần, chính sách tỷ giá, kiểm sốt nhập khẩu vàng, thắt chặt đối tượng được vay USD, …) nhưng với sự nổ lực, phấn đấu VCB đã đạt được kết quả khả quan.
VCB đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN cũng như chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong điều hành kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh cơng tác chăm sóc khách hàng, nâng cao năng lực quản trị hệ thống với phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lƣợng” mà Hội
đồng Quản trị đã đề ra từ đầu năm. Nhờ đó, VCB đã đạt được nhiều kết quả khả quan, duy trì được đà tăng trưởng cũng như giữ vững vị thế hàng đầu ở nhiều mảng hoạt động quan trọng như:
- Huy động vốn: tăng trưởng trên 17% so với năm 2010, đạt gần 242.300 tỷ
đồng.
- Tín dụng: dư nợ đạt gần 210.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng được kiểm soát ở mức 18,5% và chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 2,1%.
- Doanh số thanh toán XNK: tăng 25,2% so với năm 2010 và chiếm
19,2% trong tổng kim ngạch XNK cả nước.
- Kinh doanh thẻ: tiếp tục khẳng định vị thế số một trên thị trường thẻ Việt
Nam. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt mức kỷ lục gần 01 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2010; doanh số thanh toán thẻ nội địa Connect24 đạt gần 900 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2010; doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do VCB phát hành đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước;
- Kinh doanh ngoại tệ: tổng doanh số mua bán ngoại tệ trong năm qua được
VCB duy trì ở mức xấp xỉ 34 tỷ USD.
- Chuyển tiền kiều hối: Doanh số đạt 1,43 tỷ USD, tăng hơn 25% so với
năm 2010.
- Tổng tài sản tính đến hết 31/12/2011đạt hơn 369.200 tỷ đồng, tăng 20,3%.
- Vốn chủ sở hữu đạt gần 29.200 tỷ đồng, tăng hơn 8.500 tỷ đồng so với
năm 2010.
- Lợi nhuận hợp nhất đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2010 và vượt
kế hoạch đề ra. Các chỉ số quan trọng đều tăng trưởng tốt, trong đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt gần 17,5% và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đạt gần 1,3%. Đặc biệt, VCB đã lựa chọn được đối tác chiến lược nước ngoài - Mizuho Corporate Bank, khởi đầu một chặng đường hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, VCB thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội và tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn với những chương trình ý nghĩa, có quy mơ và tầm ảnh hưởng sâu rộng như: “Nghĩa tình Trường Sơn”; “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”; “Nối vịng tay lớn”; “Ngày vì người nghèo”; trang bị xuồng Hải quân CQ – 01 tặng cán bộ, chiến sỹ Quần đảo Trường Sa… Riêng năm 2011, VCB đã dành hơn 100 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội.