Từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 61 - 63)

2.7 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI VCB

2.7.2.1 Từ phía ngân hàng

Nguồn nhân lực

Nhân lực chưa đủ mạnh để phục vụ cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Trong năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 với việc mở thêm các phòng giao dịch và định hướng tăng cường khối bán lẻ thì tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với đối tượng khách hàng này đang tăng dần nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Từ năm 2010 đến nay, mặc dù đã bổ sung thêm nhiều nhân viên tín dụng nhưng dư nợ các DNNVV vẫn tăng trưởng ở mức khá khiêm tốn.

76% 11% 13% Dư nợ DN lớn Dư nợ thể nhân Dư nợ DNNVV

Biểu đồ 2. 11: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng của VCB ĐN tại 30/06/2012

Nhân viên tín dụng cịn thụ động trong tìm kiếm khách hàng; cơng tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Tư tưởng khách hàng vay luôn cần ngân hàng vẫn tồn tại trong nhận thức của nhiều nhân viên. Phần lớn khách hàng tự tìm đến ngân hàng hoặc được giới thiệu thông qua các đối tác kinh doanh hiện là khách hàng của ngân hàng. Cách bán hàng này đã khơng cịn phù hợp trong xu thế cạnh tranh ngày nay và đặc biệt càng không phù hợp khi phần lớn các DNNVV vốn rất dè dặt trong việc tiếp cận ngân hàng vay vốn. Họ ln mang tâm lý mình là doanh nghiệp nhỏ sẽ rất khó vay được vốn ngân hàng.

Trình độ chun mơn, cơng tác đào tạo nhân viên và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng phần lớn là những người trẻ, một số là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng gây khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và yếu trong công tác thẩm định cho vay dẫn đến thời gian thẩm định cho vay kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.

Hơn nữa, VCB ĐN chưa tổ chức rộng rãi các khố đào tạo, huấn luyện chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng cho toàn thể nhân viên khi mới được tuyển dụng vào ngân hàng. Phần lớn các nhân viên mới đều tự nghiên cứu và học việc qua những người đi trước, làm tới đâu học tới đó, khơng có hệ thống và tiếp nhận công việc ngay sau thời gian thử việc. Các khoá đào tạo nghiệp vụ hàng năm chỉ dành riêng cho một vài cán bộ chủ chốt. Việc bổ nhiệm cán bộ cịn mang tính chủ quan, thiếu dân chủ, chưa có chính sách khuyến khích cán bộ tự đào tạo, trao đổi trình độ chuyên môn và thu hút người tài, dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng dễ dàng chuyển sang làm việc ở ngân hàng khác có chế độ đãi nghộ tốt hơn.

Nhân viên tín dụng chưa được quan tâm đúng mức. Mức lương so với nhân viên các phịng ban khác khơng có sự chênh lệch, tiền điện thoại, cơng tác phí khơng đủ trang trải trong tháng ... gây khó khăn trong giao tiếp tìm kiếm khách hàng mới.

Sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng gây chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ vay vốn. Việc trao đổi thông tin chưa hiệu quả giữa các phịng khi khách hàng có những bất thường, dẫn đến không kịp thời phát hiện những khách hàng rủi ro.

Ban lãnh đạo ngân hàng chưa tạo được mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước như Uỷ ban nhân dân, cơ quan thuế, phịng cơng chứng, phòng tài nguyên môi trường, ban quản lý khu công nghiệp… dẫn đến trong quá trình làm việc cịn gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí thời gian và cơng sức.

Quy trình và cơng nghệ thơng tin

Chưa hoàn tất được các cơng cụ, quy trình phân tích tín dụng hiệu quả, phù hợp với những nhóm khách hàng có liên quan. Quy trình thẩm định cịn khá phức tạp không khác nhiều khi cho vay các doanh nghiệp lớn. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo trước, trong và sau khi cho vay cịn mang tính hình thức, dẫn đến khi biết khách hàng thực hiện một số điều kiện tín dụng chưa đúng thì đã quá trễ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý nợ xấu.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được NHNN phê duyệt và đã đưa vào sử dụng từ năm 2011 khá phức tạp và các chỉ tiêu phi tài chính cịn một số điểm chưa phù hợp với đặc thù của các DNNVV.

Việc ứng dụng tin học và tự động hố trong giao dịch cịn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở việc quản lý thông tin giao dịch. Chưa xây dựng được các chương trình quản lý, lưu trữ thơng tin nhằm phân tích, cảnh báo rủi ro đối với khách hàng và chưa cập nhật những bản tin, thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)