2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB so với một số NHTMCP khác
2.3.1.3 Khả năng sinh lời
ROE, ROA là hai tỷ lệ chủ yếu mà các cổ đông, cũng như các nhà đầu tư dựa vào để theo dõi số vốn của mình đầu tư vào một ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho mình là bao nhiêu, và hai tỷ lệ này cũng đóng vai trị chủ yếu để đánh giá khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Bảng 2.6: ROE của ACB và một số ngân hàng
Năm VCB CTG EIB STB ACB MBB EAB NVB
2010 22.66 22.21 13.51 15.55 28.9 22.13 18.58 9.84 2011 17.11 26.83 20.39 13.97 36 20.68 19.58 6.35
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng)
Bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu ROE của ACB tương đối cao so với ngân hàng khác. Điều đó cho thấy ACB hoạt động khá hiệu quả và mang lại lợi nhuận khá trên một đồng vốn của cổ đông
Bảng 2.7: ROA của ACB và một số ngân hàng
Năm VCB CTG EIB STB ACB MBB EAB NVB
2010 1.5 1.12 1.85 1.49 1.7 1.95 1.4 0.81 2011 1.25 1.51 1.93 1.36 1.7 1.54 1.53 0.78
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng)
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của ACB cao hơn so với tỷ lệ này của nhóm ngân hàng quốc doanh , và thấp hơn của EIB. Trong tổng thu nhập của ACB, thu nhập từ các hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các năm trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
Năm 2011, ROA của ACB là 1.7%, lợi nhuận trước thuế là 4.203 tỷ đồng tăng 35,47% so với năm 2011. Với kết quả này ACB là ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất trong hệ thống NHTMCP Việt Nam.